Danh mục

Trồng lan Cattleya

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.73 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoa lan Cattleya to, đẹp, có nhiều màu sắc rực rỡ và hương thơm hấp dẫn. Loài lan “vương giả” này luôn được yêu thích tuy nhiên khó chăm sóc. Nghệ nhân Lê Nhị Trí (Q.2, TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm của mình như sau: - Với đối tượng chăm sóc là cây con từ cấy mô (ra khỏi chai 12 - 15 tháng), cần có ánh sáng đầy đủ (mỗi ngày từ 8 tiếng trở lên), thông thoáng, độ ẩm 60 70%, vườn có lưới che. Nguồn nước tưới phải là nước máy chứa vào bồn từ 24 giờ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng lan CattleyaTrồng lan Cattleya Hoa lan Cattleya to, đẹp, có nhiều màu sắc rực rỡ và hương thơm hấpdẫn. Loài lan “vương giả” này luôn được yêu thích tuy nhiên khó chăm sóc.Nghệ nhân Lê Nhị Trí (Q.2, TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm của mình như sau: - Với đối tượng chăm sóc là cây con từ cấy mô (ra khỏi chai 12 - 15 tháng),cần có ánh sáng đầy đủ (mỗi ngày từ 8 tiếng trở lên), thông thoáng, độ ẩm 60 -70%, vườn có lưới che. Nguồn nước tưới phải là nước máy chứa vào bồn từ 24 giờtrở lên, nước mưa hay nước sạch khác. Chú ý nguồn gốc cây bố mẹ: thích hợp vớithời tiết vùng trồng, siêng ra hoa, hoa đẹp. Chậu trồng (nhựa) có đường kính 16 -18 cm. Chất trồng chủ yếu là dớn cọng, than, than gáo dừa... Nếu dùng than, phảichặt nhỏ cỡ ngón tay cái, sau đó đem ngâm nước cho trôi hết bụi; với dớn cọngcũng phải ngâm như vậy. - Với cây con nhập về ở trong chậu nhỏ, dùng tay bóp nhẹ xung quanh rồi lậtúp để lấy ra, cắm vào chậu lớn, giữ cho cây không bị nghiêng, bỏ thêm than hoặcdớn cọng rồi treo chậu vào chỗ lưới che 70% nắng. Dùng Physan 20 với liều lượng1% pha vào 1 lít nước, phun xịt ướt toàn thể để diệt khuẩn và ngừa rêu, để khô 1 –2 ngày, sau đó tưới vitamin B1 (1 cc/1 lít nước). Khi cây ra rễ mới mạnh, bắt đầudùng phân NPK 30-10-10 loãng (1/2 liều lượng bình thường) kết hợp với đạm cábón nửa tháng 1 lần. Khi thấy rễ đã ra nhiều, chuyển từ từ sang liều lượng phânbình thường. Khi cây nhảy chồi mới và phát triển mạnh thì đổi sang NPK 20-20-20. - Nếu trồng từ cây chiết, lưu ý sử dụng đơn vị gồ m 2 - 3 tép và cắt đúng thì(khi vừa nhú rễ non); nhúng vào Physan (1 cc trong 1 lít nước), để khô rồi ngâmtiếp vào thuốc trừ nấm, sau đó treo ở chỗ râm mát một vài ngày rồi tiến hành trồng.Cột chặt đơn vị vào cây ti trong chậu hoặc móc chậu để cây không bị lay động khitưới hoặc có gió mạnh. Chú ý xoay hướng phát triển vào phía trong chậu, thêmchất trồng cho cách đầu rễ non khoảng 1 - 2 cm (đừng để chất trồng va chạ m vàorễ non); che nắng 70%; tưới vitamin B1, lúc cây ra rễ mạnh thì dùng phân NPK 30-30-30 pha loãng (50% liều thường) tưới xen kẽ với B1 5 ngày 1 lần, đến khi câynhảy chồi mới, ra rễ nhiều thì tăng liều và thêm đạm cá. Khi cây ra 1 tép mới hoànchỉnh, đổi sang phân NPK 20-20-20 cùng với đạm cá. - Sau khi trồng khoảng 12 – 15 tháng, khi cây con phát triển tốt, giả hànhcao lớn, chồi mới mập, khỏe (hoặc có được 6 - 7 tép) là lúc nó đã có thể ra hoa. Sửdụng phân NPK có tỷ lệ lân (P) cao (như NPK 19-31-17, hoặc NPK 11-35-15,NPK 6-30-30...) để kích thích ra hoa. Đưa chậu ra chỗ sáng hơn, giảm nước tưới50%..., tăng lân và tăng ánh sáng.- Cũng như với nhiều loại hoa lan khác, cần phòng trừ bệnh xuyên suốt; có thể sửdụng Aliette, Benomyl, Topsin... (nội hấp) hoặc Mancozeb, DithaneM45, Zinep...(tiếp xúc) (hôm nay dùng Aliette, ngày mai dùng Benomyl, ngày thứ 3 dùngDithaneM45, hoặc Zinep...). Diệt côn trùng và ốc sên bằng Lannatte.

Tài liệu được xem nhiều: