Về Bình Phục, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) hôm nay, chỉ thấy một màu xanh của môn hương bát ngát hai bên đường. Những căn nhà lụp xụp ngày nào, được thay bằng những ngôi nhà xinh đẹp, khang trang ẩn hiện trong các đám môn, giàn mướp, đời sống kinh tế của người dân ngày càng nâng cao. Trong những thành quả đó, cây môn hương đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… của miền “thùy dương cát trắng”. Theo anh Nguyễn Văn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng môn hương lãi caoTrồng môn hương lãi cao Về Bình Phục, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) hôm nay, chỉ thấymột màu xanh của môn hương bát ngát hai bên đường. Những căn nhàlụp xụp ngày nào, được thay bằng những ngôi nhà xinh đẹp, khangtrang ẩn hiện trong các đám môn, giàn mướp, đời sống kinh tế củangười dân ngày càng nâng cao. Trong những thành quả đó, cây mônhương đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi cơ cấu câytrồng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… của miền “thùy dương cáttrắng”. Theo anh Nguyễn Văn Hồ (48 tuổi), ở tổ 7, thôn Ngọc Sơn Tây (xã BìnhPhục), là người trồng nhiều môn hương nhất tại địa phương thì Bình Phục làmột trong những xã nghèo, vùng sâu vùng xa c ủa huyện Thăng Bình. Ngườidân nơi đây hầu hết sinh sống bằng nghề nông. Hồi trước, mặc dầu có sựquan tâm rất nhiều của các cấp các ngành, nhưng do bà con ít vốn, đất cátbạc màu, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên đời sống kinh tế của bà con nôngdân cũng còn khó khăn nhất định. Tuy nhiên, trong những năm gần đâyngười dân hăm hở trồng cây môn hương, đó là một loại môn cho củ chế biếncác món ăn rất thơm ngon, được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Đặcbiệt, đây là loại cây rất thích hợp với vùng đất cát tại địa bàn. Ngoài ra, câymôn hương cũng dễ trồng, ít sâu bệnh, bò không ăn lá, đỡ công chăm sóc… Cách trồng môn hương của người dân Bình Phục như sau: đất làm sạchcỏ, cày, cuốc cho tơi đất, vun hàng cao, trên 0,20 m, hàng cách hàng 2 m; xẻrãnh bón lót bằng phân chuồng và NPK xong, đặt môn giống, cách nhau 0,2m, lấp lại và đậy sơ rơm rạ, lá cây… Mỗi sào môn cần 1 tấn phân chuồnghoai cùng với 10 kg NPK, 3 kg urê, 10 kg kali, 20 kg bánh dầu. Sau khi câymôn hương trồng khoảng 1 tháng, tiếp tục, bón từ 4 - 5 lần, mỗi lần cáchnhau 20 - 25 ngày. Bón bằng cách rải phân trên mặt đất gần gốc và vun đấtdưới rãnh lên lấp phân lại. Môn hương cho năng suất cao, mỗi sào (500 m2)thu được khoảng 4 - 5 tạ, bạn hàng cân tại chỗ hiện nay với giá trên 30.000đồng/kg. Môn hương có thể trồng mỗi năm hai vụ, vào vụ đông xuân và hèthu, nhất là trồng vào tháng 6 - 7 (âm lịch) để thu hoạch bán vào dịp tết thìgiá rất cao. Ngoài ra, giữa hai kỳ trồng môn hương trong năm, người dântrồng xen cây kiệu để bán vào dịp tết. Mỗi sào kiệu trồng xen như vậy cũngcho thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng.Ông Phan Văn Tấn (60 tuổi), một lão nông có kinh nghiệm trồng mônhương cho biết thêm: “Mỗi sào môn hương, chi phí sản xuất khoảng 2 - 3triệu đồng, khi thu hoạch đạt hiệu quả khoảng 15 triệu đồng, có hộ thâmcanh, thu nhập từ 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, mỗi ha môn hương thu nhậpcao nhất khoảng 400 triệu đồng trên vùng đất cát bạc màu là chuyện “xưanay hiếm”. Hiện nay, bà con trong thôn có đến 70% các hộ trồng môn hươngthâm canh với khoảng 2 - 4 sào mỗi hộ như Nguyễn Văn Lộ (49 tuổi), PhanVăn Tấn (60 tuổi), Nguyễn Văn Long (46 tuổi)... Nhờ có môn hương mànhiều hộ đã xóa nghèo, đời sống của bà con khá dần lên…”.