Ông Nguyễn Văn Nghĩa ở ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An là một trong những nông dân tiên phong chuyển đổi từ trồng mía và một số loại cây ăn trái khác sang trồng ổi gốc ghép Đài Loan đem lại thu nhập đáng kể cho gia đình. Ổi gốc ghép Đài Loan là tên gọi do gia đình đặt vì phần gốc có nguồn từ Việt Nam, phần thân phía trên là xuất xứ từ Đài Loan. Cách đây trên 6 năm, ông chủ cơ sở trồng và chế biến ổi tại Bình Dương, nơi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng ổi gốc ghép Đài LoanTrồng ổi gốc ghép Đài Loan Ông Nguyễn Văn Nghĩa ở ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, LongAn là một trong những nông dân tiên phong chuyển đổi từ trồng mía vàmột số loại cây ăn trái khác sang trồng ổi gốc ghép Đài Loan đem lại thunhập đáng kể cho gia đình. Ổi gốc ghép Đài Loan là tên gọi do gia đình đặt vì phần gốc có nguồn từViệt Nam, phần thân phía trên là xuất xứ từ Đài Loan. Cách đây trên 6 năm,ông chủ cơ sở trồng và chế biến ổi tại Bình Dương, nơi con gái của ôngNghĩa làm việc, tặng cho gia đình 1.000 cây ổi gốc ghép Đài Loan. Ban đầu,do không rõ được đặc điểm và hiệu quả kinh tế thế nào nên ông Nghĩa chỉtrồng thử 400 gốc trên 3 công đất. Sau 8 tháng trồng, ổi bắt đầu cho trái, ănthử thấy có vị ngọt, ngon và giòn. Vì vậy, ông Nghĩa cũng cảm thấy an tâmnên bắt đầu chú trọng đầu tư cho cây ổi gốc ghép này bằng cách học hỏithêm kinh nghiệm tại cơ sở trồng và chế biến ổi ở Bình Dương và tìm đếncác nhà khoa học để có cách chăm sóc và phòng trị bệnh thích hợp. Dần dần,ông khắc phục những nhược điểm và có sự chăm sóc, bón phân để ngănngừa một số bệnh trên ổi như ghẻ, cổ trầu… Bên cạnh đó, để hạn chế sâu bệnh hại trái, ông còn dùng bọc mủ baoquanh trái (phía ngoài dùng bọc mủ, phía trong là lưới mủ). Ông Nghĩa chobiết làm như thế tránh được tác hại của sâu đục trái, thuốc bảo vệ thực vật,khi trái ổi lớn bằng ngón chân, ông bắt đầu áp dụng biện pháp bao trái, tráibao đến khi hái kéo dài khoảng 1,5 tháng. Ngoài ra, một biện pháp khác vẫnchú trọng như tỉa cành, khống chế chiều cao giúp cây ra bông, đậu trái nhiềuhơn. Ổi trồng bón chủ yếu là phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng, còn phânhóa học chỉ chiếm 1/3 số lượng. Từ hiệu quả bước đầu, ông Nghĩa trồng thêm diện tích 1 ha nữa. Hiện tạivườn ổi nhà ông có trên 800 cây đang cho trái. Mức thu hoạch bình quân 1ngày khoảng trên 200 kg (trọng lượng trái 200 - 250 gram), chủ yếu bỏ chợđầu mối ở thành phố với giá dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg; đồng thời,ông còn thu mua thêm sản phẩm của một số hộ xung quanh. Anh Ngô Thanh Tuấn, chủ tịch Hội nông dân xã Lương Hòa, huyện BếnLức cho biết thêm: “Trồng ổi gốc ghép Đài Loan ở đây bắt đầu từ nhiều nămnay và bước đầu đã thành lập tổ nhóm hợp tác với nhiều hộ đã làm có hiệuquả cao do ông Nghĩa đưa giống như: Nguyễn Công Liên, Huỳnh MinhHuấn, Huỳnh Minh Thanh, Nguyễn Văn Thắng, Huỳnh Văn Tâm ở nhiều xãnhư Lương Bình, Thạnh Hòa, Tân Hòa, Long Hiệp… Ổi gốc ghép Đài Loanđang được các siêu thị lớn ở thành phố chọn mua với giá cao gấp đôi, ba sovới bán bên ngoài nhưng phải có giấy chứng nhận về sản xuất trái cây sảnxuất theo hướng VietGAP”.