Thông tin tài liệu:
Các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, cải cúc... là loại rau ngắn ngày, có nhu cầu tiêu thụ lớn, sớm cho thu hoạch chỉ sau gieo từ 4 đến 6 tuần; có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm, đem lại mức thu nhập cao trên một đơn vị diện tích gieo trồng. Mô hình trồng rau ăn lá bằng phương pháp che phủ lưới là mô hình trồng rau mang lại hiệu quả kinh tế cao với chi phí thấp: Chọn đất gieo trồng: Chọn những vùng đất cao ráo, tơi xốp, thoát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng rau ăn lá an toàn bằng phương pháp che phủ lưới Trồng rau ăn lá an toàn bằng phương pháp che phủ lưới Các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, cải cúc... là loại rau ngắnngày, có nhu cầu tiêu thụ lớn, sớm cho thu hoạch chỉ sau gieo từ 4 đến 6tuần; có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm, đem lại mức thu nhập caotrên một đơn vị diện tích gieo trồng. Mô hình trồng rau ăn lá bằng phươngpháp che phủ lưới là mô hình trồng rau mang lại hiệu quả kinh tế cao với chiphí thấp: Chọn đất gieo trồng: Chọn những vùng đất cao ráo, tơi xốp, thoátnước tốt, giàu dinh dưỡng, sạch sâu bệnh, cỏ dại để trồng rau ăn lá. Nêntránh xa các nguồn nước thải thành phố, xa bệnh viện và các khu côngnghiệp. Nên luân canh cây trồng để hạn chế nguồn sâu bệnh. Xử lý đất: Nếu có điều kiện về nguồn nước nên dẫn nước vào ngâmđất sâu 15-20cm khoảng 3-4 hôm rồi rút cạn nước, phơi đất khô trước khilàm đất để loại bớt nguồn sâu bệnh hại. Làm đất: Đất cần được cày bừa kỹ, lên luống cao 20-25cm, rãnh rộng30cm, mặt luống rộng 100cm. Nhặt sạch cỏ dại, đập nhỏ đất, san phẳng mặtluống bằng đất nhỏ mịn. Bón lót phân chuồng và thêm một lượng NPK nhằm giúp cây có đủdinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Lượng phân bón lót tínhcho 1 sào Bắc bộ gồm: 300-400kg phân chuồng hoai mục + 5kg phân đạm +10kg supe lân và 3kg kali clorua. Dùng cuốc xới lại để trộn đều phân với đấttrước khi gieo hạt. Gieo hạt: Sử dụng hạt giống chất lượng để gieo nhằm đảm bảo độ nẩymầm cao. Gieo vãi hạt giống trên mặt luống. Chú ý gieo đi, gieo lại 2-3 lầncho đều. Lượng hạt giống thường sử dụng khoảng 3-5g/m2 mặt luống. Làm vòm lưới che phủ: Vật liệu làm vòm che phủ là các thanh tre dài1,8-2m, bản rộng 3-4cm uốn cong, vát nhọn 2 đầu để cắm sâu xuống 2 bênthành luống cách nhau 2m tạo thành vòm cung cách mặt luống từ 70 đến100cm. Dùng lạt buộc cố định các thanh tre, nứa chạy dọc theo luống vớicác thành vòm tạo thành khung đỡ lưới nilon. Dùng lưới che phủ (loại 32lỗ/2,5cm2) để che phủ toàn bộ mặt luống. Dùng đất chèn kỹ chân lưới 2 bênmép luống vừa tránh gió lật, vừa ngăn cản côn trùng, sâu hại xâm nhập vàobên trong gây hại. Tuỳ theo mùa vụ mà chọn màu lưới cho phù hợp với ánhsáng để che phủ: Mùa hè dùng lưới xanh hoặc đen, mùa đông nên chọn lướimàu trắng. Tưới nước: Sau khi che phủ lưới xong tiến hành dùng nước sạch tướitrực tiếp trên lưới bằng thùng ô roa nhằm cung cấp đủ độ ẩm cho hạt nhanhnẩy mầm, mọc đều và mọc khoẻ. Sau 4-5 ngày hạt sẽ nẩy mầm và phát triểnthành cây. Chăm sóc: Sau gieo 15-20 ngày chú ý làm sạch cỏ dại, cung cấp đủnước tưới cho rau sinh trưởng, phát triển tốt bằng cách tưới thùng ô roa qualưới hoặc dẫn nước vào rãnh cho ngấm dần vào mặt luống rồi lại tháo hếtnước ra. Có thể vén lưới để chăm sóc rồi lại che phủ trở lại như cũ sau khikết thúc. Phần lớn các loại rau ăn lá ngắn ngày nếu được bón lót đầy đủ sẽkhông cần phải bón thúc thêm. Tuy nhiên, nếu thấy cần thiết có thể bón thúcthêm bằng phân chuồng hoai mục, và NPK tổng hợp hoặc các loại phân bónqua lá nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly 10 ngày trước khi thu hoạchkhông được bón, tưới phân đạm nữa. Trong trường hợp phát hiện có cácbệnh hại do nấm hoặc sâu gây hại, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu cónguồn gốc vi sinh hoặc thảo mộc để phun trừ./.