Danh mục

Trồng rong nho Nhật xuất sang Nhật

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.27 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một nhóm chuyên gia người Nhật đã bay sang Việt Nam, trực tiếp đến tận cơ sở nuôi trồng của kỹ sư địa chất Lê Bền để tìm hiểu thực tế toàn bộ quy trình nuôi trồng, sơ chế cây rong nho. Đến lúc đó họ mới chấp nhận đặt hàng. Tình cờ trong bữa cơm với một đối tác đến từ xứ sở mặt trời mọc, một kỹ sư địa chất nghĩ đến việc chuyển nghề trồng rong nho khi người khách luôn miệng nhắc đến loại thực phẩm tươi ngon bổ dưỡng này. Và từ ý tưởng đó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng rong nho Nhật xuất sang Nhật Trồng rong nho Nhật xuất sang… NhậtMột nhóm chuyên gia người Nhật đã bay sang Việt Nam,trực tiếp đến tận cơ sở nuôi trồng của kỹ sư địa chất Lê Bềnđể tìm hiểu thực tế toàn bộ quy trình nuôi trồng, sơ chế câyrong nho. Đến lúc đó họ mới chấp nhận đặt hàng.Tình cờ trong bữa cơm với một đối tác đến từ xứ sở mặt trờimọc, một kỹ sư địa chất nghĩ đến việc chuyển nghề trồngrong nho khi người khách luôn miệng nhắc đến loại thựcphẩm tươi ngon bổ dưỡng này. Và từ ý tưởng đó cộng vớikiến thức học hỏi qua tài liệu khoa học và sự kiên nhẫn củamột con người có chút trải nghiệm trong cuộc sống đã giúpcho anh Lê Bền, hội viên Hội Khoa học - Kỹ thuật KhánhHòa nghiên cứu, cải tiến phương pháp trồng và nhân giốngthành công cây rong nho có chất lượng cao.Kết quả sáng tạo đó không chỉ giúp cho anh đoạt giải khuyếnkhích tại Hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật toàn quốc lầnthứ 9 (2006-2007), mà còn mở ra một triển vọng mới chohoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.Cải tiến phương pháp trồng rong nho biểnTôi tìm đến cơ sở trồng và chế biến rong nho do kỹ sư LêBền đảm trách ở thôn Đông Hà, xã Ninh Hải, huyện NinhHòa, tỉnh Khánh Hòa trong buổi sáng tinh mơ. Ở đó, lần đầutiên tôi được nhìn thấy loại rong nho du nhập từ Nhật Bảnvới những chùm quả mẩy tròn, xanh mướt bám vào nhauthành một chuỗi hạt dài gần 20cm.Rong nho tươi mới thu hoạch.Cầm những cây rong nho vừa thu hái, anh Lê Bền tâm sự:Tôi vốn là kỹ sư địa chất, nên chuyện trồng rong nho là mốiduyên rất tình cờ. Cách đây hơn bốn năm, khi tôi còn đangkinh doanh đá granit, trong bữa cơm xã giao với một ngườikhách Nhật Bản, tôi thấy vị khách hàng của mình tỏ ra chẳngngon miệng khi không tìm thấy rong nho biển trong thựcđơn. Hỏi ra mới biết loại rong này có nguồn gốc từPhilippines, sau đó được người Nhật đưa về trồng từ năm1986 để làm thức ăn thường trực như món rau xanh ở ta vậy.Lúc đó, tôi chợt nhớ đến những khu ao đìa ven biển miềnTrung đang bị bỏ hoang do nuôi tôm sú thất bại, nên mớinghĩ đến chuyện trồng thử nghiệm.Phải mất khá nhiều lần thuyết phục, đến cuối năm 2004, vịkhách hàng mua bán đá granit mới mang sang cho kỹ sư LêBền 200 gram rong nho giống và một số tài liệu hướng dẫncách trồng. Anh Bền cùng người cháu là Đặng Ngọc Cảnhtiến hành nhân giống trong những bể kiếng theo các tài liệuhướng dẫn.Hơn một tháng sau, anh Bền mang toàn bộ rong nho thu đượctừ bể kiếng đưa xuống trồng thử nghiệm ở một số ao đìa tômsú đang thời gian bỏ hoang. Kinh nghiệm không có, môitrường nước không được kiểm định đánh giá bằng những chỉsố khoa học cụ thể, nên gần một tuần sau khi thử nghiệm,không ít cây rong nho… biến mất.Nhiều đêm thức trắng bên ao đìa dùng đèn để soi, anh Bềnmới phát hiện ra nguyên nhân hao hụt cây giống là do cá tạpvà một số sinh vật biển dọn dần. Cú vấp đầu tiên khônglàm Bền nản lòng, vì anh đã nghĩ ra cách ngăn chặn các loàisinh vật biển bằng phương pháp trồng trong các nhà lồngđược thiết kế bằng lưới. Mặc dù đã có giải pháp khống chếcác loài sinh vật biển tấn công rong nho, nhưng nguồn vốnđầu tư cho nhà lồng không phải là ít, nếu trồng theo phươngpháp này e rằng hiệu quả kinh tế thấp kém, thậm chí có thể…phá sản. Kỹ sư Lê Bền tiếp tục dành thời gian nghiên cứu,tính toán để tìm ra một phương pháp khác.Anh Bền kể: Bên Nhật người ta trồng rong nho theo haiphương pháp cơ bản, đó là trồng trực tiếp xuống đáy biểnhoặc ao đìa và trồng treo trong các túi lưới, thả lơ lửng trongnước. Ngoài hai phương pháp cơ bản này, một số vùng còntrồng rong nho trong các bể bê tông chứa nước biển. Ngẫmnghĩ mãi, tôi thấy nếu áp dụng theo các phương pháp trênvẫn chưa ổn, vì trồng tiếp đáy thì rong nho dễ bị bẩn và hưhỏng khi thu hoạch; còn trồng treo thì cây rong không hútđược dưỡng chất từ đáy biển nên sinh trưởng chậm, đưa vàobể bê tông thì chi phí cũng không ít.Sau khi tìm hiểu và so sánh, kỹ sư Lê Bền đã tìm ra mộtphương pháp trồng rong nho hoàn toàn mới, gọi nôm na làphương pháp kê sàn có lưới che. Theo đó, rong nho đượctrồng trong các khay nhựa đã lót nilon có chứa mùn cát dinhdưỡng. Những chiếc khay rong được sắp đặt trên các kệ sạpđóng bằng vật liệu tre, gỗ, hoặc đá đặt chìm dưới nước. Bêntrên được che chắn bằng loại lưới che hoa lan có thể di độngđể điều tiết ánh sáng, nhiệt độ của nước khi cần thiết. Bênngoài là một guồng máy đập trong nước để tạo dòng chảy,tăng cường oxy.Với phương pháp này, rong nho có đủ điều kiện hấp thụ chấtdinh dưỡng trong những chiếc khay, mà không chịu sự ảnhhưởng của các loại tạp chất dưới đáy ao đìa, còn lưới che diđộng có thể điều chỉnh, khắc phục được thời tiết khí hậu nắngnóng. Thêm một ưu điểm nữa là phương pháp kê sàn giúpcho việc thu hoạch sản phẩm nhanh gọn, chi phí đầu tư thấp,hiệu quả kinh tế nâng cao. Nét nổi bật nhất là những mẫurong nho trồng theo phương pháp kê sàn đã được các cơ quanchức năng kiểm nghi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: