Danh mục

Trung du và miền núi Bắc Bộ một vùng văn hóa dân tộc học đặc thù ( Đánh giá dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội )

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.41 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết nói về vùng văn hóa có nhiều đặc thù, trong đó Việt Bắc là một khu vực gắn bó với thời kỳ lịch sử oanh liệt của cả dân tộc, tộc người chủ thể Tày – Nùng với lịch sử và văn hóa của họ đã góp phần vào sự thống nhất trong đa dạng văn hóa vùng và cả nước. Tây Bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú, La Ha, Xinh Mun, Tày...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trung du và miền núi Bắc Bộ một vùng văn hóa dân tộc học đặc thù ( Đánh giá dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội )51(3): 3 - 7Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ3 - 2009TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ –MỘT VÙNG VĂN HÓA DÂN TỘC HỌC ĐẶC THÙ(Đánh giá dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội)Dương Quỳnh Phương (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)Cơ cấu hành chính – lãnh thổ của vùng trung du – miền núi Bắc Bộ gồm 15 tỉnh, trong đó11 tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, YênBái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ; 4 tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc:Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Đây là vùng văn hóa có nhiều đặc thù, trong đó ViệtBắc là một khu vực gắn bó với thời kỳ lịch sử oanh liệt của cả dân tộc, tộc người chủ thể Tày –Nùng với lịch sử và văn hóa của họ đã góp phần vào sự thống nhất trong đa dạng văn hóa vùngvà cả nước. Tây Bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú, LaHa, Xinh Mun, Tày... Mỗi dân tộc đều có văn hóa mang bản sắc riêng, đa dạng, thể hiện sắc nét,không thể phủ nhận được.1. Đặc điểm về dân cư và dân tộcTrung du - miền núi Bắc Bộ được cả nước biết đến như một vùng địa lí dân tộc học độcđáo. Các dân tộc trong vùng thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau: Các nhóm Hán - Hoa,Tạng - Miến, Mông, Dao; Các nhóm Việt - Mường, Môn Khơ Me; Các nhóm: Tày - Thái, KaĐai.Trong số hơn 30 dân tộc ít người cư trú xen kẽ từ lâu đời nơi đây, một số dân tộc có sốdân đông ở vùng Đông Bắc: Tày, Nùng...; Ở Tây Bắc: Thái, Mường... Các dân tộc Mông, Dao cưtrú trên rẻo cao ở cả Đông Bắc và Tây Bắc, nhưng tập trung khá đông ở các vùng cao biên giớiViệt - Trung, nhất là ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Một số dântộc cư trú vùng biên giới thường có quan hệ thân tộc với các địa phương bên kia quốc giới. Cácdân tộc ít người tuy có số dân và trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, nhưng nhìnchung mỗi dân tộc đều có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như trồng cây công nghiệp (bông,chè), cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công. Các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, văn hóa,khoa học kĩ thuật đều có sự tham gia của các dân tộc ít người.Trong cộng đồng các dân tộc cư trú ở trung du - miền núi Bắc Bộ, người Việt (Kinh)chiếm số đông, tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh trung du và đô thị các tỉnh miền núi. Dân tộcViệt có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, cótruyền thống làm nghề sông biển. Người Việt là lực lượng đông đảo có hoạt động sản xuất trongcác ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật.Theo kết quả điều tra dân số 1.4.1999, trung du - miền núi Bắc Bộ có số dân 11.092,5nghìn người, chiếm 14,76% dân số cả nước. Năm 2005, số dân trong vùng đạt 11.924 nghìnngười, bằng 14,3% dân số cả nước. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân số giữaTây Bắc và Đông Bắc, tương ứng 69 và 147 người/km2 . Tây Bắc là vùng có mật độ dân sốthấp nhất so với các vùng trong cả nước; trong đó Lai Châu có mật độ thấp nhất toàn quốc(35 người/km2 ). Theo dự báo dân số đến năm 2024, trung du - miền núi Bắc Bộ sẽ có số dân14.062,1 nghìn người nếu theo phương án dự báo ở mức thấp (mức sinh giảm); nếu theo mứcsinh không đổi, sẽ đạt 15.372,8 nghìn người, tương ứng chiếm 14,2% và 14,5% dân số cảnước.Bảng 1. Địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc theo các tỉnh vùng trung du – miền núi Bắc Bộ151(3): 3 - 7Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆCao Bắc Tuyên Lào Yên Thái Lạng Quảng Bắc Phú Điện Lai SơnTỉnh HàDân tộc Giang Bằng Kạn Quang Cai Bái Nguyên SơnNinh Giang Thọ Biên Châu LaKinhXxxxxx xxxxxxxxTàyxxxxxxxTháixxxMườngxNùngxxxxxxMôngxxxx xxxDaoxxxxxx xxxxxxSán Chayxxxx xxxxSán DìuxxxxKhơ MúxxxxGiáyxxxxxHà NhìxxxLàoxxxxXinh MunxxxLa ChíxxPhù LáxxxxxLa HủxxKhángxxxLựxxxPà ThẻnxxLô LôxxxMảngxxBố YxxxxCơ LaoxLa HaxxCốngxxNgáixxxxxxSi LaxxPu Péox3 - 2009HòaBìnhxxxĐại bộ phận dân số của vùng trung du – miền núi Bắc Bộ sống ở nông thôn. Tỉ lệ dânsống ở thành thị rất thấp, chỉ chiếm khoảng 18% so với tỉ lệ trung bình cả nước là 27%(2007). Quần cư nông thôn miền núi Bắc Bộ tuy đa dạng, nhưng có thể quy về hai loại hìnhchủ yếu: quần cư nông thôn truyền thống và quần cư nông thôn thời kỳ đổi mới. Quần cưnông thôn truyền thống phản ánh đặc điểm văn hóa cư trú của cộng đồng các dân tộc. Đồngbào các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường thường cư trú thành các bản dựa theo địa hìnhsườn núi có nguồn nước và đất bằng, dọc theo các thung lũng sông suối. Các dân tộc rẻo caonhư Dao, Mông thường sống thành các làng bản trên các địa bàn tương đối cao, trên 500m,phân bố rải rác với các tụ cư dăm ba nóc nhà chênh vênh trên các sườn dốc địa hình núi đấthoặc núi đá, nhất thiết phải có nguồn nước và nương rẫy bậc thang. Một số dân tộc sống ởvùng trung du thường ở nhà trệt, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: