Danh mục

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.80 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sẽ đề cập đến các yếu tố liên quan đến truy xuất nguồn gốc trên thế giới, các thách thức đối với truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong việc thúc đẩy truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM VÀ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TRACEABILITY TO FOOD AND AGRI-FOOD OF VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTEGRATION ThS. Nguyễn Thị Thúy Đạt Trường Đại học Kinh tế, Đại học HuếTóm tắt Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang trở thành xuhướng trong nền kinh tế hiện địa. Năm 2015, Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán hai hiệpđịnh thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới đó là Hiệp định thương mại tư do Việt Nam- EUvà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các FTA thế hệ mới với cam kết sâurộng sẽ mang lại những cơ hội lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam như hiện đại hóa khuvực nông nghiệp, gia nhập thị trường lớn với sức tiêu dùng cao, đẩy mạnh phát triểnthương mại. Bên cạnh đó, dưới áp lực của các FTA, nền nông nghiệp Việt Nam phải đốimặt với nhiều thách thức trong đó có truy xuất nguồn gốc thực phẩm và nông sản. Bài viếtnày sẽ đề cập đến các yếu tố liên quan đến truy xuất nguồn gốc trên thế giới, các tháchthức đối với truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủvà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong việc thúc đẩy truy xuất nguồngốc thực phẩm và nông sản Việt Nam.Từ khóa: truy xuất nguồn gốc, nông sản, an toàn thực phẩm;Abstract Globalization, international economic integration and trade liberalization areemerging trends of the modern world economy. In 2015, Vietnam completed negotiationfor two new generation FTAs - the EU - Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) and theTrans - Pacific Partnership (TPP). These FTAs with deep commitments will bring Vietnamagriculture huge opportunities to modernize the agricultural sector, to access to a largemarket with high consumption, to boost the trade. Besides, under the pressure of newgeneration FTAs, Vietnam agriculture has to face some challenges including traceabilityin food and agriculture. This study will conduct a comprehensive literature review ontraceability, traceability legislation in the world and developing countries, then analysethe current traceability to food and agriculture in Vietnam. Some solutions are come upwith to develop and implement traceability in food industry and agriculture sector.Keywords: traceabililty, agri-food, food safety;1. Giới thiệu Ngày nay, an toàn thực phẩm trở thành mối quan tâm toàn cầu khi có hàng loạt cácđe dọa trong ngành thực phẩm và nông nghiệp. Nhiều dịch bệnh xảy ra với mức độ lây lannhanh và rộng hơn chẳng hạn như các bệnh liên quan đến vi khuẩn Ecoli, bệnh bò điên, virút cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng, v.v. Bên cạnh đó hiện tượng các thực phẩm và 773nông sản có tồn dư các chất bảo vệ thực vật, dioxin, v.v. cũng đang trở thành vấn đề đángbáo động ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chínhnhững yếu tố nguy cơ về mất an toàn thực phẩm đã góp phần sự gia tăng nhận thức củakhách hàng về các vấn đề sức khỏe và sự e ngại trong mua sắm và tiêu thụ thực phẩm vànông sản. Với sự hội nhập kinh tế, các quốc gia, các công ty trở thành một mắt xích trongchuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, cấu trúc chuỗi giá trị thực phẩm và nông sản đã và đang cósự tham gia của nhiều đối tượng liên quan và trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, với bản chấtdễ hư hỏng và chịu sự tác động mạnh mẽ từ môi trường bên ngoài, thực phẩm và nông sảncần đến các giải pháp để đảm bảo chất lượng và tính an toàn toàn trong suốt hành trình củanó trong chuỗi. Do đó, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nước trên thế giới đã ban hành các luậtliên quan đến truy xuất nguồn gốc và phát triển các công cụ truy xuất hiệu quả. Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam đã thành công trong việc tăng kim ngạchxuất khẩu thực phẩm và nông sản ra nhiều nước trên thế giới và trở thành nhà cung cấpthực phẩm và nông sản trên toàn cầu. Tuy nhiên, các thực phẩm và nông sản Việt Namchưa có khả năng cạnh tranh cao ở những thị trường khó tính, bị từ chối gia nhập thịtrường, bị định giá thấp và chưa được biết đến rộng rãi. Nguyên nhân của vấn đề trên đó làsự thiếu an toàn thực phẩm nông sản, nguồn gốc sản phẩm không rõ ràng. Do đó, áp dụnghệ thống truy xuất nguồn gốc trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh hội nhập đặcbiệt là các hiệp định thương mại- FTA thế hệ mới đi vào hiệu lực. Bằng việc hệ thống hóacác nghiên cứu đã thực hiện và luật pháp liên quan đến truy xuất nguồn gốc, bài viết này sẽđi vào phân tích vấn đề truy xuất nguồn gốc trên thế giới gồm định nghĩa, phân loại, đăcđiểm, các công cụ hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, luật liên quan đến truy xuất nguồn gốc ở cácthị trường lớn. Sau đó nghiên cứu sẽ phân tích vai trò của truy xuất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: