Danh mục

Truyện Côn Luân

Số trang: 540      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.00 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (540 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu Sử Tác Giả Phượng Ca Phượng Ca, tên thật là Hướng Kỳ Cương, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1977 tại Phụng Tiết (Trùng Khánh), tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý hành chính Đại học Tứ Xuyên năm 2001. Tuy rất thích tiểu thuyết võ hiệp, nhưng Phượng Ca chưa bao giờ ngờ rằng, cuộc sống của mình lại nên duyên sâu đậm với nó. Hiện nay, nhờ viết tiểu thuyết võ hiệp mà Phượng Ca trở thành nổi tiếng, và vừa nhận chân biên tập trong một tạp chí võ hiệp. Khác với các nhà văn còn lại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện Côn LuânCôn Luân Phượng ca Côn Luân Tác giả: Phượng ca Thể loại: Truyện Kiếm Hiệp Website: http://motsach.info Date: 07-December-2012Trang 1/540 http://motsach.infoCôn Luân Phượng ca Tiểu Sử Tác Giả Phượng Ca -Phượng Ca, tên thật là Hướng Kỳ Cương, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1977 tại Phụng Tiết(Trùng Khánh), tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý hành chính Đại học Tứ Xuyên năm 2001. Tuyrất thích tiểu thuyết võ hiệp, nhưng Phượng Ca chưa bao giờ ngờ rằng, cuộc sống của mình lạinên duyên sâu đậm với nó. Hiện nay, nhờ viết tiểu thuyết võ hiệp mà Phượng Ca trở thành nổitiếng, và vừa nhận chân biên tập trong một tạp chí võ hiệp.Khác với các nhà văn còn lại trong nhóm Thần Châu tân ngũ hiệp, Phượng Ca rất ít xuất hiệntrước công chúng.Tác phẩm đã in:Phượng Ca hiện viết được hai bộ tiểu thuyết: Côn Luân (昆倫) và Thương Hải (滄海), đều cực kỳnổi tiếng. Thương Hải vẫn đang viết, viết đến đâu in đến đấy.‘Côn Luân’ đã in ở Đài Loan, Đại lục và Hàn Quốc, gồm 120 vạn chữ, chia thành các phầnPhần 1 – Thiên Kiêu Thiết Huyết (7 chương)Phần 2 – Hoa Vũ Giang Nam, gồm 6 quyển nhỏ:- Thiên Cơ quyển (14 chương)- Thuần Dương quyển (12 chương)- Phá Thành quyển (12 chương)- Long Du quyển (13 chương)- Kiếp Ba quyển (14 chương)- Thiên Đạo quyển (14 chương)Phượng Ca viết Côn Luân trong vòng ba năm, và in thành sách vào tháng 9 năm 2005. Đúngnhư cái tên của tác giả, ba năm im lặng, vừa hót một tiếng, kinh động thiên hạ. Nhan đề sách inlà thủ bút của Lương Vũ Sinh, lời tựa do Hàn Vân Ba - đệ nhất nhân của giới nghiên cứu võ hiệpđại lục viết.Côn Luân đã đạt giải nhất cuộc thi Võ hiệp Truyền kỳ xưa và nay do Đại học Bắc Kinh tổ chức,trao giải tháng 11 năm 2006. Nội dung phong phú: thiên văn địa lý, cơ quan thuật số, bài binhbố trận, không gì không có, không gì không tinh, nhất là kiến thức về toán học cổ đại, thựckhiến người ta phải vỗ án khen hay.Côn Luân là một thu hoạch lớn của võ hiệp đại lục trong vòng mười năm gần đây. Sau khi KimDung phong bút, Cổ Long qua đời, rất lâu rồi văn học võ hiệp chưa đem lại điều gì mới mẻ vàđáng mừng cho độc giả. Những tác phẩm kỳ ảo ồ ạt ra đời khiến giang hồ đích thực càng thêmbuồn nản. Đúng lúc đó, Côn Luân xuất hiện, như một vì sao báo hiệu thời tái sáng thế của tiểuthuyết võ hiệp.Trang 2/540 http://motsach.infoCôn Luân Phượng caTrang 3/540 http://motsach.infoCôn Luân Phượng ca Chương 1 - Đường Vào Đất Thục Khó ĐiNúi Đại Ba, tây nối dãy Tần, đông thông đèo Vu, hiểm trở hùng vĩ, nổi tiếng khắp thiên hạ.Đường núi vừa gập ghềnh vừa chật hẹp, nơi nơi là hào sâu khe rộng. Đại Ba cheo leo hiểm trở,chim khó bay qua, vượn không trèo tới đỉnh. Lý Thái Bạch hiểu biết rộng, ngao du nhiều nơi,qua vùng này không kìm được phải thở dài: “Đường vào đất Thục khó hơn lên trời.”Đương độ tháng chín, trời nhằm tiết thu, phong đỏ nhuộm thắm dãy núi, lá vàng như bươmbướm, cảnh sắc vô cùng rực rỡ.Vùng núi nhấp nhô hiểm trở, chỉ có một con đường hẹp sống trâu, trên kề vách đá dựng đứng,dưới mấp mé vực sâu thăm thẳm, uốn lượn chạy về hướng nam. Gió thổi tới, lật tung những mớdây leo khô trên vách cao, để lộ ba chữ lớn màu đỏ sẫm lốm đốm: “Thần Tiên Độ”.Lúc ấy trong núi tịch mịch, chim nín trùng im, suối chảy lặng lẽ. Bỗng có tiếng người nói vanglên, nghe rõ mồn một trong cảnh vắng. Tiếng nói to dần, rồi một già một trẻ xuất hiện, đi tớitrên con đường quanh co uốn khúc.Người già chừng hơn năm mươi, thân hình cao lớn, tinh thần phấn chấn, khuôn mặt thô kệch,hai mắt sáng quắc. Người trẻ gầy yếu, mặt tròn như trăng rằm, mi mắt thanh tú, để ria mép,mỉm miệng cười.“Bố ơi, chỗ này tên là Thần Tiên độ, nhưng con thấy cũng chỉ từa tựa ‘Thiên Xích tràng’, ‘Diêutử phiên thân’ ở Hoa sơn vậy thôi.” Thiếu niên nói.“Văn Tĩnh à, mày chỉ biết địa thế hiểm trở mà không biết lòng người độc ác. Nơi đây lâu nayvẫn là chỗ ẩn núp của bọn cường đạo, vực với khe này đã phơi xương rất nhiều khách bộ hànhvà thương lữ.” Ông già bất giác thở dài.“Kỳ hiểm dã nhược thử, ta nhĩ viễn đạo chi nhân, hồ vi hô lai tai!” Văn Tĩnh lắc đầu.“Thằng ranh này, nói cái quái gì vậy?” Ông già trừng mắt.Văn Tĩnh lè lưỡi: “Đó là một câu trong Thục Đạo Nan của Lý Bạch, nghĩa là ‘Đường vào đấtThục đã nguy hiểm và trắc trở như vậy, vì sao người ta vẫn lặn lội từ ngàn dặm xa xôi tới đây’?”“Mày chẳng hiểu gì cả! Nếu không phải vì kiếm cơm đút miệng, ai lại muốn bỏ vợ dại con thơđến cái nơi quỷ quái này?”“Thế,... liệu chúng ta có gặp cường đạo không?”“Xem chừng mày rất muốn thì phải.” Ông già ngắm nghía gã trai.Văn Tĩnh cười ha hả: “Nếu gặp thật, chưa biết ai cướp ai đâu.”“Ỷ vào mấy miếng võ mèo quào của mày ấy ư?” Ông già cười nhạt, “Sớm muộn gì cũng bịngười ta nện cho một trận chết toi.”Trang 4/540 http://motsach.infoCôn Luân Phượng ca“Lúc nào bố cũng chê bai con.” Văn Tĩnh đỏ mặt tía tai: “Huyền Âm đạo trưởng nói con căn cơthâm hậu, ngộ tính rất cao. Lần trước một mình con đấu lại Vũ Thanh và Vũ Linh, cuối cùng haiđạo đồng ấy thua còn gì.”“Phì.” Ông già nổi giận, dí ngón tay vào chóp mũi cậu con: “Đồ mặt dày! Vũ Thanh, Vũ Linhđều chưa đầy mười tuổi, mày thì bao nhiêu tuổi rồi? Nói đi, mày bao nhiêu tuổi?”Văn Tĩnh bị mắng tối tăm mặt mũi, lúng túng: “Tại chúng nó ra tay với con trước.”“Hừ, còn già mồm?” Ông bố bắt đầu xắn tay áo, Văn Tĩnh vội vã giật lui.“Giỏi thì chạy đi.” Toan dạy cho thằng con một bài học, đột nhiên ng ...

Tài liệu được xem nhiều: