Từ khi Tưởng Vân gặp Phùng thị múc nước bên giếng. Lúc nào anh ta cũng tơ tưởng đến nàng. Tuy hàng ngày trông thấy nhau, song Phùng thị lại là một người rất trinh tiết. Dù anh cố ý ân cần, hay xa xôi bỡn cợt, nàng cũng không bao giờ mỉm cười. Bởi thế chỉ được nhìn thỏa thích, chứ không dám động đến nàng. Hôm ấy Tưởng Vân tiễn chân Triệu Tương đến Tú Châu rồi chia tay. Trên đường về Tưởng Vân mừng thầm, anh ta nghĩ: "Cho dù Phùng thị không bằng lòng, Vương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 4 (B) Đoán Án Kỳ Quan Chương 4 (B) Từ khi Tưởng Vân gặp Phùng thị múc nước bên giếng. Lúc nào anh tacũng tơ tưởng đến nàng. Tuy hàng ngày trông thấy nhau, song Phùng thị lạilà một người rất trinh tiết. Dù anh cố ý ân cần, hay xa xôi bỡn cợt, nàngcũng không bao giờ mỉm cười. Bởi thế chỉ được nhìn thỏa thích, chứ khôngdám động đến nàng. Hôm ấy Tưởng Vân tiễn chân Triệu Tương đến TúChâu rồi chia tay. Trên đường về Tưởng Vân mừng thầm, anh ta nghĩ: Chodù Phùng thị không bằng lòng, Vương thị làm trở ngại, cũng không thay đổiđược dịp may hiếm có này. Chi bằng trước hết phải đánh đổ được Vương thị,nhất định con ấy phải trong tay mình. Tính toán xong, thuyền cập bến,trước tiên anh ta vào chào Vương thị, sau mới về nhà dọn dẹp khay chén,tiễn chân chủ thuyền. Ngay hôm ấy, Tưởng Vân mua một con cá tươi, mộtcon gà béo, một ít bánh kẹo, sai vợ là Dương Xảo Cô đi lối cửa sau đến nhàVương thị. Vương thị thấy thế rối rít cảm ơn, nhận gà, cá và giữ Xảo Cô lạiăn cơm tối, lại đưa Xảo Cô về tận nhà. Về đến nhà Xảo Cô giữ Vương thị ởlại ăn kẹo, nấn ná mãi đến tận khuya mới về. Tưởng Vân lại soi đèn đưachân Vương thị về, rồi khẽ dặn: - Nhà không có đàn ông, phải chú ý đề phòng bọn trộm. Nếu có độngtĩnh nên lắng tai nghe kĩ, chứ đừng coi đó là mèo hay chuột. - Rất cám ơn anh. - Vương thị nói. - Khuya rồi anh về đi. Tưởng Vân đi được bốn năm bước lại quay lại nói: - Dầu tuy đắt nhưng cũng phải đốt một ngọn đèn nhỏ cho vững dạ. - Hiểu rồi. - Vương thị trên gác nói vọng xuống. Từ đó Tưởng Vân năng lui tới nhà họ Triệu. Buổi sáng hết củi thì anhta đi mua, buổi chiều sang có rượu thì uống. Vương thị rất vui, và còn khâucho anh ta một đôi giày. Tưởng Vân mang giày về, hai hôm sau Vương thịhỏi: - Giày tôi khâu cho, sao không thấy anh đi, hay là tôi khâu xấu, anhkhông vừa ý? - Rất cảm ơn mẹ đã tặng con đôi giày ấy. - Tưởng Vân nói. - Tiếc nócòn mới, con không dám xỏ chân, nên đã cất vào trong tủ. Một hôm, Tưởng Vân mang đến một tấm lụa hoa, đòi Vương thị cắtquần áo. Hắn ta cố ý để rơi chiếc thước xuống đất, vờ tìm thước, nhưng taylại cầm lấy chân Vương thị. Vương thị cười nói: - Anh nhầm rồi, đấy có phải là thước đâu, sao lại cầm chân tôi? Nếu Vương thị là người trinh tiết, thì lúc ấy phải nói cho anh ta biết,để lần sau anh ta bỏ ý nghĩ xấu xa ấy đi. Song Vương thị lại nói, cầm nhầm,há chẳng phải là có tình ý gì ư. Vương thị tuy tuổi đã ba nhăm, nhưng vẫnđẹp nõn nà, trông chỉ khoảng dưới ba mươi. Từ ngày chồng mất đến nay, đãở vậy được tám năm. Do cô quạnh, trống trải lâu ngày, nay lại có người đànông suốt ngày ở nhà mình, mẹ mẹ con con thân thiết như ruột thịt, đừng nóigì đến Vương thị, mà ngay một người đàn bà trinh tiết e rằng cũng nẩy ra ýnghĩ tà dâm. May có Phùng thị là người đứng đắn, luôn bên cạnh. Vương thịcòn e ngại, không dám bờm xơm. Vì sắp đến ngày sinh nhật, Vương thị muốn mời ni cô ở chùa Quanâm tên là Tĩnh Chiếu tới nhà đọc kinh. Vương thị nhờ Tưởng Vân mua sắmhoa quả, hương nến. Tưởng Vân mừng thầm, nghĩ bụng: Chỉ cần ta nói vớini cô, thì việc ấy sẽ xong. Thế rồi ngay hôm ấy hắn mang hai lạng bạc đến chùa đưa cho TĩnhChiếu, bàn kín với ni cô sắp đặt mọi chuyện. Tuy chốn cửa Thiền, song TĩnhChiếu vẫn quen thói trăng hoa. Thấy bạc, Tĩnh Chiếu tối mắt lại, hứa ngayvới Tưởng Vân rằng: - Cư sĩ chẳng cần phải lo, nhờ vào ba tấc lưỡi của tôi thì chắc chắnviệc sẽ xong. Nhưng khi xong việc thì phải hậu tạ. Tưởng Vân cười khanh khách, gật đầu ra về. Ngay chiều hôm ấy, Tĩnh Chiếu đến nhà họ Triệu, thấy Vương thị,Tĩnh Chiếu nói: - Mới ít lâu không gặp chị, nay gặp lại, thấy chị đẹp hẳn ra, ngày càngnõn nà. Chắc chị rất vui. - Cuộc sống nghèo túng, góa bụa có gì mà vui. - Vương thị đáp. - Tôi nghe thấy, anh cư sĩ Tưởng là người kết nghĩa anh em, có ngườigiúp đỡ, đấy là cái vui thứ nhất. Lại được tin anh Triệu Tương đi buôn bánxa, kiếm được nhiều tiền, đấy là niềm vui thứ hai. Ngày mừng sinh nhật sắptới, ấy là niềm vui thứ ba. Lại còn một niềm vui ngoài ý muốn khó mà nói rađược. - Đa tạ. - Vương thị cười nói. - Sư phụ chỉ biết cái vui của tôi, chứ đâucó biết tôi lo gạo nước, củi đuốc, trông nom cửa nhà đúng là khổ hết chỗ nói.Sắp tới là ngày sinh nhật, tôi đã mua hương nến, muốn mời thầy trò sư phụtới nhà tụng kinh niệm Phật một ngày, chưa kịp sai người đến mời, ai ngờcơn gió lành đã đưa sư phụ tới đây. - Cũng chính vì thế mà tôi đến đây. - Tĩnh Chiếu nói. - ở nhà ồn àokhông tiện, chi bằng chị mang hương nến đến chùa, núi rừng vắng vẻ, cùngvới nhà chùa tụng kinh niệm Phật, tiện biết mấy. Không biết ý chị thế nào? - Được thế thì tốt quá Vương thị nói. - Tới hôm ấy tôi sẽ đến sớm lễchùa. Vương thị định làm cỗ chay khoản đãi, nhưng Tĩnh Chiếu từ chối ravề. Bởi thế có thơ rằng: Mừ ...