Phàm đã làm quan, thì khi gặp kiện tụng cần phải nghi ngờ, nghi ngờ ngay cả những chỗ không đáng nghi. Tuy đã kết án, nhưng cũng phải từ bản án dò tìm ra đường sống để cứu người. Chỗ nào còn nghi ngờ thì không nên bỏ qua. Nếu sự việc không có đối chứng, tình và lý chưa khớp nhau thì nhất thiết không thể thêm bớt bừa để hãm người vào chỗ chết. Phạm nhân với ta vốn chẳng có hiềm khích, thì cớ gì ta lại đưa họ vào chỗ chết. Tóm lại, con...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 8 Đoán Án Kỳ Quan Chương 8 Giết Oan Bốn Mạng Người Phàm đã làm quan, thì khi gặp kiện tụng cần phải nghi ngờ, nghi ngờngay cả những chỗ không đáng nghi. Tuy đã kết án, nhưng cũng phải từ bảnán dò tìm ra đường sống để cứu người. Chỗ nào còn nghi ngờ thì không nênbỏ qua. Nếu sự việc không có đối chứng, tình và lý chưa khớp nhau thì nhấtthiết không thể thêm bớt bừa để hãm người vào chỗ chết. Phạm nhân với tavốn chẳng có hiềm khích, thì cớ gì ta lại đưa họ vào chỗ chết. Tóm lại, conngười là da thịt do cha mẹ sinh ra, chứ không phải đúc bằng đồng bằng sắt.Ngay trong hành động và lời nói của họ có chỗ sơ hở, nếu cứ cố chấp, hoặcbất chợt nổi giận mà cùm kẹp đánh đập, hòng tìm ra thủ phạm, thì e rằng, giảsẽ thành thật, không sẽ thành có. Thế mới biết, làm quan thông minh, cốchấp, thật là tai hại. Song trong những ông quan ấy, người ngu có ít, ngườithông minh lại có nhiều; quan tham lam ít, quan thanh liêm thì nhiều. Cũngchính vì tự cho mình là thanh liêm, nên khi làm việc, quan không thanh liêmkhông thấy hổ thẹn, xử phạt không khoan dung, sai lầm không chịu nhận,bởi thế họ coi tính mệnh như trò đùa. Ta cho rằng, tính mạng con người liênquan đến trời, nên nhất định sẽ bị trời trừng phạt. Chuyện quan huyệnKhổng là một bài học cho chúng ta. Đạo làm thầy rất cao cả, nhưng thầy phải có học vấn thực sự, phải cầnmẫn nghiêm khắc dạy dỗ học trò, không để học trò mắc sai lầm. Ngày nay tathường thấy có người Tứ thư cũng chưa hiểu hết, thế mà lại làm thầy. Hơnnữa, họ còn bị cuốn hút vào cờ bạc, rượu chè, kiện tụng, làm hại cả đờingười học trò. Bởi thế con cháu thầy không những không phát đạt, thậm chítuyệt tự thật đáng sợ thay! Giết người bằng bút chính là tự giết mình. Ngô Dưỡng Thuần thườnghay viết đơn kiện cho người, không biết ngòi bút của ông ta đã giết biết baosinh mạng. Hai người con ông ta vì thế mà chết, còn lại người con gái. Songsự oan khuất lại chuyển sang hại cả chồng cô gái, về sau cả cháu nội của côấy cũng chết. Đạo trời vẫn còn, nghĩ đến mà run sợ. Người ta đẻ con, vô luận là nhiều hay ít đều phải chú ý giáo dục. Nhấtthiết không được quá yêu mà nhân nhượng vô nguyên tắc, phải biết conmình có tài năng hay không, dựa vào đó mà hướng dẫn con. Ví như nó thôngminh thì phải làm cho nó chăm chỉ học hành; nếu không thì chuyển học chữsang học nghề, không nên để nó chơi bời lêu lổng. Phải biết tính tình củatuổi trẻ, nếu không quản lý chúng thì tất cả những việc xấu đều bắt đầu từ đó.Nên ta không thể không răn dạy con cái. Ta từng viết cuốn Thiên phúc thiên, trong đó có câu: Muốn trở thànhngười tốt, phải chơi với bạn tốt, ủ rượu chua thì làm sao có được rượu ngon.Tóm lại con cháu ai, nếu cứ chơi bời với kẻ xấu, thì tự nhiên sẽ xấu theo.Khi đã quen thói, dù có ra sức cứu vớt, mong trở thành người cũng khôngđược nữa. Cuối thời Minh, ở Dương Châu có một người tên là Trương Lão Nhi.Nhà giàu có, nhưng chỉ sinh được một người con trai, tên là Tuyển Sinh:Tuyển Sinh là đứa trẻ rất ngoan, nên vợ chồng Trương Lão Nhi quý nhưvàng. Lên bảy, Tuyển Sinh được cho đi học, thầy Dự Đồng nói: Đừng dồnép, cứ mặc nó vui chơi. Mười hai tuổi Tuyển Sinh đẹp như một viên ngọc.Thường thì, trẻ con chăm học thì ít, lười nhác thì nhiều, nên cha mẹ cần phảithường xuyên đôn đốc việc học hành. Nếu cha mẹ lười nhác con cái sẽ xaonhãng việc học hành. Và tới khi mười bốn, mười lăm tuổi, thậm chí mườitám, mười chín tuổi, tuy biết không học được, thì cũng phải dựa vào việchọc để quản lý. Chúng không làm gì sẽ lêu lổng chơi bời, dần dà sẽ bị kẻ xấulôi kéo, kết bè kết đảng, lén lút yêu đương, rượu chè cờ bạc, rồi không biếtchúng sẽ gây ra chuyện gì. Mười sáu tuổi, Trương Tuyển Sinh bỏ học, chẳng ai quản lý quả nhiênbị mấy đứa xấu lôi kéo. Lúc đầu mình hầu hạ người, sau lại tìm người kháchầu mình; suốt đêm nằm cầu ngủ quán. Vì mẹ che giấu, cha không biết, đếnkhi biết thì con đã hư hỏng, không dạy được nữa. Bố mẹ nghĩ rằng lấy vợcho con để nó hồi tâm lại. Họ nghĩ: Ngày nay người lớn thích ăn diện, thíchsang trọng, càng làm cho trẻ con hư hỏng. Hơn nữa, nhà càng sang trọng,người lui tới càng đông. Nhà nghèo hèn thì lại không có chí khí. Song, nóchơi bời với bọn thanh niên, quen thói trăng hoa, chỉ thích gái đẹp. Nay nếulấy vợ đẹp, lại đanh đá một chút thì nó sẽ sợ, không dám đi nữa, điều đóchẳng hay sao?. Hai người bàn soạn xong, nhờ bà mối đi tìm người. Songnhững nhà khá giả thì không có con gái đẹp, nhà có con gái đẹp mà họTrương ưng ý, thì thấy đứa con trai chơi bời lêu lổng không ai muốn gả. Hơn một năm sau, nghe nói thầy giáo Ngô Dưỡng Thuần, cách đó badặm có một người con gái. Thầy Ngô, kiến thức nông cạn, ngày Tứ thư cũngkhông hiểu hết, toàn dựa vào việc bày mưu tính kế, lừa dối mấy đứa học tròđể kiếm ăn. Tính ông ta hay cờ bạc, rượu chè, thấy thế học sinh cũng lườinhác, không chịu nghe lời thầy. Thầy thì khôn ...