Danh mục

Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 17

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.26 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoàng Sơn Hoàng Thủy nhớ Xuân Thân. Sông núi ngàn năm thuộc Sở thần. Thái tử phải chăng vì thoát nạn. Cho nên được lưu tiếng ngàn thu. Đây là bài thơ khuyết danh thời xưa, ca ngợi Xuân Thân Quân. Thời Chiến Quốc có bốn người đều là Quân: nước Ngụy có Ngụy Vô Kỵ là Tín Lang Quân; nước Triệu có Triệu Thắng, là Bình Nguyên Quân; Tề có Điền Văn là Mạnh Thường Quân; Sở có Hoàng Yết là Xuân Thân Quân. Xuân Thân Quân từng theo thái tử của Khoảnh Tương Vương nước Sở sang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 17 Đoán Án Kỳ Quan Chương 17Trung Thành Trời Cảm Thông, Đàn Ông Mọc Vú Nghĩa Khí Thần Báo Mộng, Thái Giám Sinh Râu Hoàng Sơn Hoàng Thủy nhớ Xuân Thân. Sông núi ngàn năm thuộc Sở thần. Thái tử phải chăng vì thoát nạn. Cho nên được lưu tiếng ngàn thu. Đây là bài thơ khuyết danh thời xưa, ca ngợi Xuân Thân Quân. ThờiChiến Quốc có bốn người đều là Quân: nước Ngụy có Ngụy Vô Kỵ là TínLang Quân; nước Triệu có Triệu Thắng, là Bình Nguyên Quân; Tề có ĐiềnVăn là Mạnh Thường Quân; Sở có Hoàng Yết là Xuân Thân Quân. XuânThân Quân từng theo thái tử của Khoảnh Tương Vương nước Sở sang nướcTần làm con tin. Khoảnh Tương Vương ốm nặng, thái tử muốn về nước,nhưng nước Tần không cho. Xuân Thân Quân bí mật cải trang cho thái tửtrốn về, còn mình ở lại chịu xử tội. Biết tin, Tần Vương vô cùng giận dữ,định giết Xuân Thân Quân. Sau đó Tần Vương lại nghĩ: thái tử đã trốn thoát,nay ta giết Xuân Thân Quân cũng vô ích. Thế rồi Tần Vương không giếtXuân Thân Quân nữa. Khoảnh Tương Vương chết, thái tử về nước kịp thời,nên được kế vị, đó là Khảo Liệt Vương. Việc ấy hoàn toàn do Xuân ThânQuân phò tá. Công lao ấy còn hơn cả Lạn Tương Như mang ngọc về nướcTriệu. Tới nay nhân dân vùng Giang Nam vẫn thờ phụng Xuân Thân Quânnhư thần lúa và thổ thần, hương khói ngày đêm. Mộ của ông ở chân núiQuân Sơn thuộc huyện Giang âm, Giang Nam, còn có Hoàng Sơn, HoàngThủy, cũng đều do người đời sau đặt tên để ghi nhớ Xuân Thân Quân. Chỉbàn tới việc ông liều chết cứu thoát thái tử, cũng xứng đáng ngàn năm hươngkhói. Người ngày nay không chịu làm những việc trung nghĩa, chỉ vì họ tiếctấm thân, cứu người khác sợ mình thiệt thân. Mưu việc thiên hạ không chuđáo thì không những mình chết vô ích, mà ngay tính mạng người mình cứucũng khó bảo toàn. Bởi thế họ không chịu làm những việc trung nghĩa. Thời Cao Tông, Nam Tống, huyện Phong Nhuận, Ký Châu do nướcKim, Bắc Triều cai trị, có một thư sinh tên là Lý Chân, tự Đạo Tu. Ông đangđộ tuổi tráng niên, là người tài cao học rộng nhưng không bao giờ nghĩ tớidanh vọng. Là một ẩn sĩ tại gia, luôn dùng bút mục để bộc lộ tình cảm, gửigắm niềm tự hào vào thơ phú. Ông thấy trước đây quân miền Bắc ghépthuyền vượt sông, đánh thẳng xuống vùng Tương, Tuấn. Người Tống khôngai dám chống cự, bởi thế ông vô cùng đau buồn. Lại nghe tin Tần Cối mộtgian thần được Nam triều tin dùng, ra sức chủ trương cầu hòa. Thái tử NgậtThuật của quân Kim bị tướng quân Nhạc Phi đánh bại, định rút về miền Bắcthì có một thư sinh ngăn ngựa lại khuyên rằng: - Bên trong không có gian thần thì bên ngoài đại tướng mới lập côngđược. Nhưng nay tính mạng của Tướng quân Nhạc Phi khó bảo toàn thìTống không thể thành công. Ngật Thuật tỉnh ngộ, bèn ém quân không rút nữa. Quả nhiên Tướngquân Nhạc Phi bị Tần Cối triệu về xử tử. Từ đó Nam triều không sao chiếmlại Biện Kinh, đón Nhị đế về. Bởi thế Lý Chân hết sức đau buồn, làm hai bàithơ để than vãn. Bài thứ nhất: Ai Nam nhân Cây cỏ Bát Công đã lụi tàn. Tần quân ngày ấy hát khải hoàn. Gió về chạnh nhớ Đông Sơn cũ. Thương thay phụ lão chốn Giang Nam. Bài thứ hai: Điêu Nam sự Thư sinh ngăn ngựa kéo tướng quân. Cho rằng Nam Tống chẳng thành công. Chỉ hận gian thần chưa giết được. Khiến cho Nhị đế phải khóc ròng. Lý Chân viết hai bài thơ này ra giấy, ngâm nga mấy lần rồi gấp vàomột cuốn sách để ở đầu bàn. Nào ngờ bạn học cùng trường là Mễ Gia Thạch - một kẻ tiểu nhângian manh, mặt mũi xấu xa nói năng vô vị. Lý Chân rất ghét. Mễ Gia Thạchthường hay đến nhà, nhưng Lý Chân không hề bắt chuyện. Thấy Lý Chân tỏra lãnh đạm, Mễ Gia Thạch rất căm tức. Một hôm Mễ Gia Thạch cũng vớiLý Chân ăn cỗ nhà bạn, khi đã ngấm hơi men, họ cùng nhau vui đùa. LýChân dùng họ tên Mễ Gia Thạch ra để xướng họa, rồi đọc ngay một bài đùarằng: Trời đất sinh ra do một hòn(1) Tháng năm gió thổi chẳng hao mòn Gõ đầu mới thấy đá ngu ngốc Tiếc rằng không được gặp Sinh Công. (1) Thạch có nghĩa là đá (ND). Nghe đọc thơ xong, bạn bè cười rộ lên. Mễ Gia Thạch biết Lý Châncười mình là đứa ngu ngốc, hơn nữa lại chê hắn trước mặt mọi người, nên vôcùng căm giận. Bề ngoài hắn vờ coi như không, cũng cười theo, song lửagiận sục sôi đang tìm cách báo thù cho hả giận. Một hôm, nhân lúc Lý Chân vắng nhà, Mễ Gia Thạch lẻn vào thưphòng, lật tập sách trên bàn, hắn vớ được hai bài thơ Ai Nam nhân và ĐiệuNam sự. Mễ Gia Thạch bỗng nẩy ra một kế ác độc, hắn nghĩ: Hai bài thơnày là tội trạng của Lý Chân, báo lên quan cũng đủ để rửa hận, rồi giấu haibài thơ vào tay áo. Về nhà Mễ Gia Thạch viết một tờ trình nói rằng: LýChân lén lút làm thơ chống lại triều đình, lòng dạ hắn thật khôn lường”, rồimang tờ trình cùng hai bài thơ tới Trấn thủ ...

Tài liệu được xem nhiều: