Ở Dương Bối Đầu thành Nhân Hòa, phủ Hàng Châu, Chiết Giang, có một tú tài rất uyên thâm tên là Ngụy Hoán hiệu Hữu Văn, trạc hơn hai mươi tuổi. Chàng vốn là người cực kì thông minh, lại rất chuyên cần, thông kim bác cổ, hạ bút thành thơ. Thấy thời thế ngày càng suy vi, chàng ngày đêm than vãn, song vốn tính thăng trầm, không thổ lộ ra ngoài, thường viết chữ "chao ôi” vào khoảng không trung(1), tỏ ý không thể làm sao cứu vãn được. Có một người bạn học cùng lớp rủ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương số 22 Đoán Án Kỳ Quan Chương 22Dạo Công Viên Cò Cưa Kháng Cáo, Tất Cả Đều Vô Ích Trở Về Theo Gia Tô Giáo, Tiếp Tục Kiện Lên Quan Ở Dương Bối Đầu thành Nhân Hòa, phủ Hàng Châu, Chiết Giang, cómột tú tài rất uyên thâm tên là Ngụy Hoán hiệu Hữu Văn, trạc hơn hai mươituổi. Chàng vốn là người cực kì thông minh, lại rất chuyên cần, thông kimbác cổ, hạ bút thành thơ. Thấy thời thế ngày càng suy vi, chàng ngày đêmthan vãn, song vốn tính thăng trầm, không thổ lộ ra ngoài, thường viết chữchao ôi” vào khoảng không trung(1), tỏ ý không thể làm sao cứu vãn được.Có một người bạn học cùng lớp rủ ông đi Đông Dương chơi. Ngụy Hữu Vănnói: (1) Nguyên văn là đốt đốt thư không: viết hai chữ “đốt đốt (chaoôi) lên trời. Ân Hạo đời Đường khi bị bãi chức, suốt ngày dùng tay viết haichữ vào khoảng không. Có người ngầm theo dõi thấy ông ta chỉ viết bốn chữchao ôi lạ quá (đốt đốt quái sự). Về sau dùng đốt đốt thư không để hìnhdung việc xảy ra quá bất ngờ khiến người ta kinh ngạc. Xem Từ điển điển cốTrung Hoa, NXB Văn hóa - Thông tin, H, 2002. - Đây là việc rất hay. Song tôi sinh trưởng tại Hàng Châu mà chưa rakhỏi nhà. Nếu nay muốn ra nước ngoài, thì trước tiên hãy đi hết hai mươi haitỉnh trong nước, khảo sát nhân tình phong tục hình thế sông núi các nơi, rồihãy ra nước ngoài, như thế mới có ích. Từ khi có ý định ấy chàng không thiết học hành, hơn nữa gia đình lạigiàu có, cha mẹ đều qua đời, người vợ mới cưới là Mai thị lại thùy mị hiềnthục, rất giỏi thu xếp việc nhà, Hữu Văn rất yên tâm, không phải lo nghĩ gìvề nhà cửa, bèn chọn ngày tốt lên đường. Trước hết tới Thượng Hải, từThượng Hải đi tàu thủy tới Thiên Tân, từ Thiên Tân tới Bắc Kinh, rồi từ BắcKinh tới Hà Nam, Sơn Đông, quay sang Yên Đài, rồi lại từ Yên Đài lên tàuthủy về Thượng Hải theo ca nô tới Hán Khẩu từ Hán Khẩu tới Thiểm Tây.Mặc sức thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh, Hữu Văn lại mang theomấy cuốn sổ, ghi những điều mắt thấy tai nghe trên suốt dọc đường. Trước lầu trống thành Thiểm Tây, có khách sạn Tam Nghĩa. Hữu Vănở đó mười ngày. Phòng Hữu Văn ở có ba gian. Hữu Văn ở gian đầu, giangiữa người giúp việc đi theo đặt một chiếc giường, còn gian bên kia là mộtngười vùng này ở. Ngụy Hữu Văn thường thấy người ấy khóa cửa khi đi khivề. Thấy nét mặt người ấy buồn rầu ủ rũ như có việc gì ghê gớm lắm. HữuVăn còn trẻ, nên cũng thích những chuyện không đâu, chàng luôn luôn để ýtới hành tung của người này. Tối hôm ấy, thấy có một người ở ngoài vào,mặc áo dài màu lam, khoác một chiếc áo lông, tay xách đèn lồng, trên đó cóviết bốn chữ nhân viên hành chính. Thấy người ấy đứng ngoài gọi: - Anh Lâm có nhà không ? Người bên trong thưa rồi bước ra nói: - Lâu nay không gặp chú, hãy vào đây. Họ vào phòng, không biết thì thầm với nhau những gì, chỉ nghe thấyngười họ Lâm nói: - Thế nào thế nào! Những câu sau nói khẽ quá nghe không rõ. Ngừng một lát, lại thấyngười vừa đến nói: - Anh Hai, không sao khác được, chỉ có tám chữ là ba mươi sáu cáchtrốn là thượng sách. Song không thấy người họ Lâm nói gì. Một lúc lâu sau, người họ Lâmtiễn người ấy ra về, miệng cảm ơn rối rít. Hữu Văn thấy rất lạ. Một lát sau thì người họ Lâm về, chỉ nghe thấy phòng bên ấy có tiếnggói buộc đồ đạc loạt soạt. Vốn là ngày mai Hữu Văn lên đường, bèn rụt rè đitới, đứng ngoài cửa nhìn vào. Người họ Lâm có chiếc rương tre, chiếc lăn vàbọc chăn đệm, trông thấy Hữu Văn cũng không lên tiếng. Không nén nổi,Hữu Văn hỏi: - Ông họ Lâm ư? Người họ Lâm rất ngạc nhiên, vội đáp lại: - Vâng ạ! Hữu Văn lại hỏi tên hiệu của ông ta, ông ta bảo tên là Thiêm Khải.Hữu Văn cũng cho người ấy biết họ tên mình, rồi hỏi người ấy đi đâu.Người họ Lâm nói: - Tôi tới Đồng Quan. - May quá, chúng ta đi cùng đường. Rồi nói rõ lai lịch của mình. Lâm Thiêm Khải bèn vội mời ngồi, nói: - Ông Hữu thật là người có phúc. Hai người trò chuyện với nhau rất tâm đắc, rồi hẹn ngày mai dậy sớmcùng đi. Vì đi một mình buồn, nên Lâm Thiêm Khải vui vẻ nhận lời. Sáng sớm hôm sau, xe họ thuê đã tới, trả tiền khách sạn rồi lên xe.Người xà ích ra roi, xe chạy như bay, phút chốc đã rời khỏi thành. Đi suốtngày, đến tối nghỉ tại nhà họ Hàn. Cơm nước xong xuôi hai người lại chuyệntrò rất tâm đắc. Họ đều tiếc rằng gặp nhau quá muộn. Hữu Văn hỏi ThiêmKhải lần này tới tỉnh làm gì. Lâm Thiêm Khải thở dài nói: - Nói ra thì dài và cũng thật đau lòng. Tôi là người huyện Bảo An, quêtôi rất khổ. Hai anh em tôi thì tôi là anh cả. Tôi cũng cắp sách tới trườngđược bốn năm. Chú em kém tôi bốn tuổi, năm nay cũng mười bảy tuổi.Chúng tôi được ông chú nuôi nấng trưởng thành. Chú đối xử với tôi rất tốt.Từ nhỏ, em tôi đã đính hôn với cô gái nhà họ Vệ. Cô ấy rất xinh đẹp, địnhsang năm thì cưới. ...