Danh mục

Truyền dữ liệu-chương 4

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 516.57 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương này bàn đến chế độ truyền nối tiếp bất đồng bộ. Chúng ta sẽ lần lượt giới thiệu tính chất chung của hệ thống truyền dữ liệu, các giao thức của hệ thống truyền bất đồng bộ. Chúng ta cũng sẽ khảo sát vài IC thực hiện chức năng biến đổi song song ↔ nối tiếp trong các thiết bị thu phát .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyền dữ liệu-chương 4 ___________________________________________Chương 4 Truyền nối tiếp bất đồng bộ IV - 1 ☯ CHƯƠNG 4 TRUYỀN NỐI TIẾP BẤT ĐỒNG BỘ ♣ HỆ THỐNG TRUYỀN Dữ LIỆU Vận hành Dung lượng kênh truyền ♣ MẪU TÍN HIỆU TRONG TRUYỀN BẤT ĐỒNG BỘ ♣ VÀI IC THỰC HIỆN GIAO THỨC BẤT ĐỒNG BỘ 6402 của INTERSIL 6850 của MOTOROLA 8251 của INTEL __________________________________________________________________________________________ ____ Như đã biết, trong các hệ thống truyền dữ liệu có hai cách đưa tín hiệu lên đường truyền: nối tiếp và song song. Cách truyền song song thường được truyền trên một khoảng cách ngắn, ví dụ giữa các thiết bị trong cùng một phòng như từ máy tính sang máy in. Cách truyền nối tiếp thường được thực hiện khi khoảng cách truyền khá xa. Ngoài ra, trong cách truyền nối tiếp, dựa vào cách thực hiện sự đồng bộ giữa nơi phát và thu ta có hai chế độ hoạt động: đồng bộ và bất đồng bộ. Trong chế độ bất đồng bộ, xung đồng hồ được tạo ra một cách riêng rẻ ở máy phát và máy thu dựa vào tần số danh định tương ứng với vận tốc truyền (bit rate hoặc baud rate). Trong chế độ đồng bộ, nơi phát có thể gửi xung đồng hồ tới nơi thu theo một kênh truyền song song với kênh truyền dữ liệu hoặc nơi thu tự tạo ra xung đồng hồ bằng cách tách tín hiệu thời gian từ dòng dữ liệu. Chương này bàn đến chế độ truyền nối tiếp bất đồng bộ. Chúng ta sẽ lần lượt giới thiệu tính chất chung của hệ thống truyền dữ liệu, các giao thức của hệ thống truyền bất đồng bộ. Chúng ta cũng sẽ khảo sát vài IC thực hiện chức năng biến đổi song song ↔ nối tiếp trong các thiết bị thu phát . 4.1 HỆ THỐNG TRUYỀN DỮ LIỆU 4.1.1 Vận hành Một mẫu hệ thống truyền dữ liệu gồm 3 bộ phận chính (H 4.1) - Một cặp thiết bị xử lý tín hiệu (Terminal, vd máy tính), một của máy phát (chuyển thông tin thành tín hiệu số) và một của máy thu (chuyển dữ liệu số thành thông tin). - Một cặp giao diện nối tiếp, được gọi là thiết bị đầu cuối (Data Terminal Equipment, DTE) mà nhiệm vụ chính là biến đổi chuỗi dữ liệu song song thành nối tiếp ở máy phát và nối tiếp thành song song ở máy thu, đồng thời thực hiện một số chức năng khác theo yêu cầu của người sử dụng. - Một cặp giao diện truyền dữ liệu, được gọi là thiết bị truyền dữ liệu (Data Communication Equipment, DCE), thực hiện sự giao tiếp giữa DTE và môi trường truyền. _________________________________________________________________________________ Nguyễn Trung Lập Truyền dữ liệu ___________________________________________Chương 4 Truyền nối tiếp bất đồng bộ IV - 2 Máy tính hay Bản tin Giao diện Giao diện truyền ⎯→ ⎯→ ⎯→ ⎯⎯ Terminal nối tiếp dữ liệu phát DTE DCE ⏐ ⏐ ⏐ ⏐ ⏐Báo nhận Kênh truyền ⏐ ⏐ ⏐ ⏐ Máy tính hay ⏐ Bản tin Giao diện Giao diện truyền ←⎯ ←⎯ Terminal nối tiếp dữ liệu ⎯⎯ ←⎯ thu DTE DCE (H 4.1) Vận hành của hệ thống như sau : Máy tính gửi bản tin dưới dạng một chuỗi ký tự song song tới DTE. Ở đây bản tin được chuyển sang dạng nối tiếp để phát đi từng bit ở từng thời điểm . Đối với các hệ thống bất đồng bộ, thiết bị DTE sẽ thêm vào các bit Start và Stop ở mỗi ký tự nối tiếp này và nếu có yêu cầu, bit kiểm tra chẵn lẻ cũng được thêm vào ở đây . Đây là một dòng nối tiếp các tín hiệu nhị phân tương thích với các chuẩn về điện của EIA như RS- 232C (D), RS-422A hoặc 423A. DCE là bộ phận chuyển tín hiệu ra kênh truyền. Dạng chính xác của DCE tùy thuộc vào kênh truyền, ví dụ, các DCE được dùng thúc đường dây hiện nay là RS-422A hoặc 423A có thể thích hợp để truyền tín hiệu dải nền với khoảng cách tối đa là 1200m còn nếu dùng đường dây điện thoại để truyền thì DCE tương thích phải là các Modem. Ở máy thu bộ phận giao tiếp biến đổi chuỗi ký tự nối tiếp thành song song được đọc bởi máy tính hay thiết bị truyền tin đầu cuối khác. Một bản tin báo nhận được phản hồi tới máy phát để báo nhận đồng thời báo lỗi, nếu có lỗi bản tin sẽ được phát lại sau khi sửa lỗi. Trong trường hợp này máy thu đã trở thành máy phát. 4.1.2 Dung lượng của kênh truyền Khả năng và phẩm chất của một kênh truyền xác định bởi dung lượng của nó. Nhắc lại, một tín hiệu tần số x , tín hi ...

Tài liệu được xem nhiều: