Danh mục

Truyền máu lượng lớn trong phẫu thuật trẻ em: Ca lâm sàng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.64 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyền máu khối lượng lớn trong gây mê (GM) - phẫu thuật (PT) ở trẻ em là một thách thức cho BSGM, nhất là trên những bệnh nhi (BN) nhỏ tuổi và nhẹ cân. Nhóm tác giả nhằm trình bày một ca lâm sàng trên bệnh nhân bị chảy máu nhiều trong mổ, rối loạn đông máu, cần bù một lượng lớn máu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyền máu lượng lớn trong phẫu thuật trẻ em: Ca lâm sàng NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014 TRUYỀN MÁU LƯỢNG LỚN TRONG PHẪU THUẬT TRẺ EM: CA LÂM SÀNG Phan Thị Minh Tâm* TÓM TẮT Mục tiêu: Truyền máu khối lượng lớn trong gây mê (GM) – phẫu thuật (PT) ở trẻ em là một thách thức cho BSGM, nhất là trên những bệnh nhi (BN) nhỏ tuổi và nhẹ cân. Chúng tôi trình bày một ca lâm sàng trên BN bị chảy máu nhiều trong mổ, rối loạn đông máu, cần bù một lượng lớn máu. Phương pháp nghiên cứu: Để GM - PT cho BN này, chúng tôi dự trù máu và các chế phẩm máu, lập các đường truyền trung tâm, và các phương tiện hỗ trợ. Dự trù các tình huống có thể xảy ra như rối loạn đông máu, hạ thân nhiệt, toan chuyển hóa và lập ra kế hoạch xử trí. Kết quả: BN nữ 10 tháng tuổi, cân nặng 8,7kg, bị xơ gan do teo đường mật bẩm sinh đãđược phẫu thuật Kasai lúc 2,5 tháng. Được PT ghép gan từ người cho sống. Thời gian GM – PT 10 giờ 30, máu mất khoảng 2000 ml, truyền 750 ml HC lắng, 500 ml huyết tương tươi đông lạnh, 3 đơn vị tiểu cầu, 3 đơn vị (bịch) kết tủa lạnh, Albumine 1000 ml, NaCl 0,9% 2500 ml, G 5% 200 ml, dung dịch khác 300 ml. Tổng cộng lượng máu và dịch bù 5500 ml. Kết luận: Truyền máu lượng lớn để bù lượng máu mất cần thêm các chế phẩm máu như tiểu cầu, yếu tố đông máu và fibrinogen. Đồng thời phải biết xử trí các biến chứng do truyền máu lượng lớn thì mới giúp giảm tỉ lệ tử vong và các biến chứng sau đó. Từ khóa: Truyền máu, gây mê. ABSTRACT MASSIVE TRANSFUSION IN PEDIATRIC SURGERY : CASE REPORT Phan Thi Minh Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 50 - 55 Objective: Massive transfusion in pediatric surgery and anesthesia is a challenge for anesthetist, especially in the small child. We present a cas of massive surgical bledding in a child having coagulopathy who need the massive transfusion. Method: Prior to anesthesia management for this cas, we predicted the red blood cells and blood products, inserted the central veines and prepared the medical equipements. We predictedthe transfusion – related complications such as: coagulopathy, hypothermia and acidosis. Result: This was a girl 10 months, 8.7 kg weigh, underwent a Kasai procedure at 2.5 month old because of a congenital biliary stenosis. She was operated for liver transplantation. The surgery and anesthesia time was 10H30, blodd loss estimated 2.000 ml. We had used 750 ml red blood cells, 500 ml fresh frozen plasma, 3 units of platelets, 3 units of cryoprecipitate, 1000 ml Albumine, 2500 ml NaCl 0,9%, 200 ml G 5% and 300 ml other fluid. The total blood and fluid management was 5500 ml. Conclusion: Massive transfusion for major hemorrhage requires the packed red blood cells and the blood products such as platelets, fresh frozen plasma and fibrinogen. And know how to manage the complications of a massive transfusion to improve major morbidity and mortality. Key words: Massive transfusion,pediatric surgery. MỞ ĐẦU Truyền máu khối lượng lớn trong GM – PT nhi là một thử thách cho BS GMHS nhi, nhất là trên BN nhỏ tuổi và nhẹ cân. Vì khóđánh giá lượng máu mất cũng như viêc truyền bù máu * Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tác giả liên lạc: ThS. BS Phan Thị Minh Tâm, ĐT: 0838295723, Email: ptmtam@gmail.com 50 YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014 nhiều dễ gây quá tải cho trẻ và pha loãng yếu tố đông máu(1). Các biến chứng liên quan đến truyền máu như hạ thân nhiệt, rối loạn đông máu, toan chuyển hóa và tiêu thụ yếu tố đông máu cũng làm cho việc hồi sức BN trở nên khó khăn hơn(4). Chúng tôi xin trình bày một trường hợp mổ ghép gan trên BN có rối loạn đông máu, chảy máu nhiều trong mổ. BN cần truyền máu lượng lớn, đây là trường hợp khó, phức tạp cần GM và hồi sức kịp thời để bồi hoàn thể tích tuần hoàn. Sau đây là kế hoạch thực hiện ca này. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bệnh án lâm sàng BN nữ 10 tháng tuổi 7,8 kg bị suy gan giai đoạn cuối do teo đường mật bẩm sinh. BN có chỉ định ghép gan từ người cho sống. Tiền căn: con 2/2 sanh thường, đủ tháng, cân nặng lúc sanh 3,6 kg. Bé bị vàng da, tiểu sậm màu từ sau sanh. Béđược mổ Kasai lúc 2,5 tháng. Từ 4 tháng tới nay bé hay bị viêm đường mật, xơ gan, viêm hô hấp tái phát nhiều lần. BN được điều trị: Propanolol, Aldactone, Urchocol. 1 tuần nay bé sốt tiêu chảy được điều trị với Ciprofloxacine. Tiền căn gia đình: không gì lạ, không rối loạn chảy máu. Khám lâm sàng: tổng trạng kém, bé tỉnh, không sốt, vàng da vàng mắt sậm. ASA III. Tim đều 120 l/phút, không âm thổi.Phổi phế âm đều. HA 90/60. Bụng mềm, có tuần hoàn bàng hệ, gan to 4 cm, lách to 3 cm dưới bờ sườn. Cận lâm sàng: (2 ngày trước mổ) - Công thức máu: BC 15.800; HC 2,83tr, Hct 28,3%, Hb 9,98g/dl; tiểu cầu 239.000; nhóm máu B+. - Chức năng đông máu: TQ 18’’1 - TP 45,5% TCA 42’’ - Fibrinogen 2,22 -INR 2,04. - Chức năng gan - thận: T Bili 285 mg/l – D Bili 146 mg/l, SGOT 174UI - SGPT 48 UI, Phosphatase 782 UI; CRP 24 mg/l. Glycémie 1,05 g/dl. Urémie 0,2 g/dl, Créatinine 2 mg/l. Đạm máu 6,7 g/dl, Albumin 3,1 g/dl. NghiêncứuYhọc - Ion đồ: Na+ 1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: