Danh mục

Truyện thơ Nôm Hoa Tiên Ký qua sự tiếp nhận của các thế hệ độc giả

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 268.71 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này điểm qua quá trình nghiên cứu truyện Hoa tiên theo tiến trình thời gian từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, ở các phương diện: tác giả truyện, nội dung, nghệ thuật, nguồn gốc, so sánh các bản Hoa tiên (nguyên tác với nhuận chính)… Những thành tựu nghiên cứu trên đã bước đầu khẳng định vị trí, cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên việc đặt Hoa tiên ký trong dòng truyện Nôm bác học nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX để nghiên cứu vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Truyện thơ Nôm Hoa Tiên Ký qua sự tiếp nhận của các thế hệ độc giảNgô Thị Thanh NgaTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ58(10): 21 - 26TRUYỆN THƠ NÔM HOA TIÊN KÝ QUA SỰ TIẾP NHẬNCỦA CÁC THẾ HỆ ĐỘC GIẢNgô Thị Thanh NgaTrường Đại học Sư phạm - Đại học Thái NguyênTÓM TẮTTruyện thơ Nôm Hoa tiên ký tuy bắt nguồn từ một ca bản của Trung Quốccó tên gọi Đệ bát tài tử tiên chú, song tác giả Nguyễn Huy Tự đã có nhữngsáng tạo riêng để tạo thành một tác phẩm văn học mang tinh thần ViệtNam. Bài viết này điểm qua quá trình nghiên cứu truyện Hoa tiên theo tiếntrình thời gian từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, ở các phương diện: tác giảtruyện, nội dung, nghệ thuật, nguồn gốc, so sánh các bản Hoa tiên(nguyên tác với nhuận chính)… Những thành tựu nghiên cứu trên đãbước đầu khẳng định vị trí, cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật củatác phẩm. Tuy nhiên việc đặt Hoa tiên ký trong dòng truyện Nôm bác họcnửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX để nghiên cứu vẫn chưa đượcquan tâm đúng mức.Từ khoá: Hoa tiên truyện – Nguyễn Huy Tự.*Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký bắtnguồn từ một ca bản của Trung Quốccó tên gọi Đệ bát tài tử tiên chú(tương truyền ra đời vào thời Thanhsơ và do một Giải nguyên và một ôngThám hoa soạn). Trong bối cảnh lịchsử xã hội thế kỷ XVIII- một thời kỳ màtrào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩaphát triển mạnh mẽ, ý thức cá nhânlớn mạnh, đề tài tình yêu được chú ýđặc biệt- Nguyễn Huy Tự đã tìm thấyở ca bản Hoa tiên tiếng nói đồng điệuvà đã sáng tạo ra Hoa tiên ký mangbản sắc văn hoá tinh thần Việt Nam.Có thể nói Hoa tiên ký ra đời là mộtbước đột phá của truyện Nôm nóiriêng và của văn học Việt Nam trung*Ngô Thị Thanh Nga, Tel: 0982548560Email:Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênđại nói chung. Đây là truyện Nôm báchọc đầu tiên ở Đàng ngoài, đã ảnhhưởng mạnh mẽ đến những truyệnNôm bác học ra đời sau, trong đó cóđỉnh cao là Truyện Kiều. Vì thế, từ khiHoa tiên ký xuất hiện đến nay đã córất nhiều thế hệ độc giả quan tâmnghiên cứu và tiếp nhận trên nhiềugóc độ khác nhau. Tìm hiểu về quátrình tiếp nhận của độc giả đối với tácphẩm này đã có một số nhà nghiêncứu để tâm đến như: Nguyễn VănHoàn, Lại Văn Hùng[2]... Nhưngnhững bài viết của các nhà nghiêncứu trên thường chỉ mang tính chấtkhái quát, còn nội dung và cách thứctiếp nhận như thế nào thì lại chưa bàncụ thể. Vì thế chúng tôi muốn tiếp tụcđược bàn về vấn đề này để thấyđược tính chất đa diện khi nghiên cứuhttp://www.lrc-tnu.edu.vn1Ngô Thị Thanh NgaTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆtác phẩm Hoa tiên ký. Ở bài viết này,chúng tôi tìm hiểu quá trình tiếp nhậncủa độc giả theo lịch trình thời gianqua hai thế kỷ: XIX và XX.1. THẾ KỶ XIXCó thể nói người đầu tiên quan tâmđến Hoa tiên ký là Nguyễn Thiện. Ôngđã tiến hành nhuận chính Hoa tiêntruyện. Nhưng ngoài công việc nàyông không có thêm một lời bình haymột lời nhận xét nào về tác phẩm.Những người tham gia vào công việcnhuận sắc sau đó như Vũ Đãi Vấn,Cao Bá Quát thì đều có lời tựa trướcbản nhuận sắc. Đây có thể coi lànhững lời bình phẩm đầu tiên về Hoatiên ký.Với Vũ Đãi Vấn (tiến hành nhuận sắcnăm Minh Mệnh thứ 10) thì Hoa tiênký có cả hay lẫn dở. Trong lời tựa củamình, ông viết: “Từ hồi hai mươi bốntrở về trên, lời và ý đều chu đáo; tuyrằng hạng người cụ nhỡn làm ra,chưa dám chắc là không có chút nàohỏng, nhưng đại để dụng ý sâu vàkín, luyện chữ lạ và nhã, chưa dễđược nhiều như thế. Từ hồi hai mươibốn trở về sau, lời thì nhiều chỗ trái taimà ý thì không khỏi có chỗ thiếu sót.Thỉnh thoảng có một đôi câu răn dạyngười đời thì thường thường chưađược hồn hậu” [3.251]. Như vậy VũĐãi Vấn đã bước đầu nhận xét về cảnội dung và nghệ thuật của Hoa tiênký. Nghệ thuật thì tinh tế “chưa dễđược nhiều như thế”, còn nội dung thìmặc dù có “dụng ý sâu và kín” nhưngvẫn có chỗ “trái tai” chưa thật sự cóđược cái “ý trung hậu của cổ nhân”.Do vậy mà ông đã tiến hành sửa nộidung để cho lời và ý được chu đáo.Sau công việc sửa chữa của Vũ ĐãiVấn vào năm 1843, Cao Bá Quátcũng tiến hành nhuận sắc Hoa tiênký, nhưng công việc chưa xong thìông bận việc phải đi xa nên người đờisau không biết ông đã sửa những gì.Ở đây chúng tôi quan tâm đến lời tựacủa ông. Lời tựa có những câu đánhgiá, nhận xét như: Nguyễn Huy Tự đãSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên58(10): 21 - 26“dùng bụi bặm tấm cám mà hun đúcnên gạch ngói lâu đài”[2.46]. Và cũngở lời tựa này, người viết cũng làngười đầu tiên đặt Hoa tiên ký trongdòng chảy của văn học Nôm và bêncạnh Đoạn trường tân thanh để đi đếnmột nhận định rằng: Hoa tiên ký làmột động lực quan trọng khiến chosau đó Kim Vân Kiều “đờ mắt trôngtheo”. Như vậy ở thế kỷ XIX- dù sựtiếp nhận của các độc giả về Hoa tiênký không nhiều, nhưng những giá trịvề nội dung, nghệ thuật cũng như giátrị mở đường cho sự phát triển củavăn học Nôm nói chung và thể loạitruyện thơ nôm nói riêng của tácphẩm cũng đã được các độc giảkhẳmg định một cách vững chắc.2. THẾ KỶ XXNếu như trong thế kỷ XIX chỉ có mộtbản khắc in Hoa tiên (Hoa tiên nhuậnchính) vào năm 1875 của Đỗ HạXuyên thì sang thế kỷ XX- tác phẩmđã liên tục được khắc in, và tươngứng với nó là một phong trào nghiêncứu phẩm bình rầm rộ về Hoa tiêntrên nhiều phương diện như: tác giả,nội dung, nghệ thuật, nguồn gốc vàso sánh các bản Hoa tiên (nguyên tácvới nhuận chính)…Theo thứ tự thời gian chúng ta thấycó các tác giả đã quan tâm đếnnhững vấn đề này của tác phẩm là:Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, NguyễnHuy Chương, Nguyễn Tiến Lãng,Kiều Thanh Quế, Hoàng Xuân Hãn,Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm,Nguyễn Tất Thứ, Hoài Thanh, LạiNgọc Cang, Trần Quang Huy, NguyễnLộc, Đặng Thanh Lê, Lại Nguyên Ân,Phạm Tú Châu, Trần Thị BăngThanh, Trần Đình Hượu, Phong Lê,Trần Nho Thìn, Nguyễn Phạm Hùng,Lại Văn Hùng, Trần Hải Yến,…Với bài viết Văn Hoa tiên và văn Kiềuin trên Phụ nữ tân văn số Xuân -1934,nhà thơ tài tử Tản Đà là người đầutiên của thế kỷ XX tiếp nối ý tưởnghttp://www.lrc-tnu.edu.vn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: