Thông tin tài liệu:
Bài 3 MỘT SỐ DẠNG TINH VÀ CÁCH BẢO QUẢN 1. Các dạng tinhTinh nguyên: là tinh dịch sau khi lấy từ bò đực và để nguyên đem sử dụng. Với cách này thì hiệu quả kinh tế thấp và khó bảo quản. Tinh pha: là tinh nguyên được pha với môi trường thích hợp và theo một tỉ lệ cho phép. Có hai dạng tinh pha: tinh pha loãng xong dùng ngay và đông lạnh để bảo quản lâu dài. Tinh tươi: là tinh được đưa vào sử dụng ngay sau khi pha loãng và chỉ sử dụng trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRUYỀN TINH NHÂN TẠO CHO BÒ - phần 1- bài 3Truyền tinh nhân tạo cho bò Bài 3 MỘT SỐ DẠNG TINH VÀ CÁCH BẢO QUẢN 1. Các dạng tinh Tinh nguyên: là tinh dịch sau khi lấy từ bò đực và để nguyên đem sử dụng.Với cách này thì hiệu quả kinh tế thấp và khó bảo quản. Tinh pha: là tinh nguyên được pha với môi trường thích hợp và theo một tỉ lệcho phép. Có hai dạng tinh pha: tinh pha loãng xong dùng ngay và đông lạnh đểbảo quản lâu dài. Tinh tươi: là tinh được đưa vào sử dụng ngay sau khi pha loãng và chỉ sửdụng trong một thời gian ngắn. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm cóthể được 2 giờ, trong tủ lạnh có thể được 2- 4 ngày và ở nhiệt độ 0- 40C thìđược khoảng 2 tuần. Từ năm 1980, tại Trung tâm trâu sữa Bến Cát sản xuất vàsử dụng tinh tươi để TNNT cho đàn trâu sữa. Tinh đông lạnh: là dạng tinh pha nhưng sau đó đươc làm đông và khô trongđiều kiện lạnh sâu (deep freezen) rồi bảo quản trong nitơ lỏng ở nhiệt độ âm1960C. Trong điều kiện bảo quản như vậy có thể giữ tinh được vài chục năm.Tùy theo quy trình sản xuất và các dạng bảo quản ta có thể phân làm các loạisau: Tinh đông viên: là tinh được làm đông và khô ở dạng viên nhỏ và khi sửdụng được pha với nước muối sinh lý 9 phần ngàn. Dụng cụ dẫn tinh chỉ đơngiản là tinh quản. Đây là kỹ thuật đông lạnh đầu tiên vì vậy dạng này phổ biếntrên thế giới trong mấy chục năm qua. Trong một viên tinh chứa tổng số khoảng 40-50 triệu tinh trùng. Sau khi làmtan băng, hoạt lực phải đạt ít nhất 30% và tổng số tinh trùng sống khoảng trên 12triệu. Ưu điểm- Qui trình và thiết bị sản xuất đơn giản, dễ ứng dụng, giá thành rẻ- Ít tốn nitơ trong việc bảo quản. Nhược điểm- Không thể phân biệt từng cá thể đực giống vì vậy mà không quản lý được ghép đôi giao phối. Trên viên tinh không ghi được ngày sản xuất vì vậy rất khó theo dõi trong quá trình bảo quản và sử dụng.- Khả năng nhiễm khuẩn cao do tinh tiếp xúc trực tiếp với nitơ trong khi bảo quản và môi trường nước sinh lý khi làm tan tinh để sử dụng. 24 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc TấnTruyền tinh nhân tạo cho bò- Khi pha loãng, tinh trùng dễ bị sốc lạnh làm ảnh hưởng đến sức sống tinh trùng và kết quả đậu thai.- Tỷ lệ tinh trùng còn sống sau khi làm tan băng thấp và có mất mát tinh dịch do dính vào thành lọ nước sinh lý và dẫn tinh quản. Tinh ampun (ampule): Tinh ampun thực chất cũng là tinh viên nhưng đượcđựng trong ampun và được bảo quản trong nitơ lỏng. Ưu điểm- Ưu điểm so với tinh đông viên là tinh ampun ghi được số hiệu đực giống và ngày sản xuất. Nhược điểm- Cồng kềnh trong công tác bảo quản, dễ vỡ khi vận chuyển.- Tốn tinh dịch (1- 1,2 ml/ampun), vì vậy giảm hiệu qủa kinh tế.- Khó cơ giới hoá, giá thành sản xuất cao. Tinh cọng rạ (straw semen): Tinh cọng rạ được Cassou đi vào nghiên cứutừ năm 1948. Lúc đầu là cọng rạ lớn có dung lượng từ 1-1,2 ml, đến năm 1965sản xuất cọng rạ trung bình có dung lượng là 0,5ml và sau đó (1969) sản xuấtcọng ra nhỏ có dung lượng 0,25 ml. Ngoài ra còn có cọng rạ “khổng lồ” có dunglượng 5 ml dùng để đông lạnh tinh dịch lợn. Các nghiên cứu của Cassou từ năm1964- 1968 cho thấy rằng việc ứng dụng các cọng rạ nhỏ không làm giảm tỷ lệthụ thai mà còn tăng hiệu qủa kinh tế kỹ thuật lên rất nhiều. Tinh sau khi pha loãng được cho vào các ống nhựa nhỏ (trông giống ruột bútbi hay cọng rạ), sau đó được làm lạnh sâu và bảo quản trong nitơ lỏng. Dạngtinh này có thể khắc phục hầu hết các nhược điểm của tinh viên và ampun. Ưu điểm- Tinh không tiếp xúc trực tiếp với nitơ khi bảo quản và khi làm tan băng không phải pha vào nước sinh lý do đó giữ được độ thuần khiết cao.- Gia tăng tỷ lệ tinh trùng còn sống sau khi tan băng, hoạt lực cao (A > 40%) và ít mất tinh khi phối giống (trên 95% tinh trùng trong cọng rạ được đưa trực tiếp vào tử cung bò cái khi phối tinh).- Ghi được chi tiết số hiệu đực giống, ngày lấy tinh, lần lấy tinh, nơi sản xuất Hình 15: Máy nạp và in cọng tinh tinh trên vỏ cọng rạ do vậy dễ dàng trong ghi chép, quản lý TTNT và quản lý giống.- Sản xuất được trên qui mô công nghiệp với sự trợ giúp của các loại thiết bị chuyên dụng. Nhược điểm 25 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc TấnTruyền tinh nhân tạo cho bò- Tốn nhiều nitơ trong việc bảo quản.- Khi sử dụng tinh để TTNT cho bò cần phải có các dụng cụ chuyên dùng đi kèm như nhiệt kế, dụng cụ làm tan băng, súng dẫn tinh. Các lọai tinh đông lạnh đang sử dụng tại Việt Nam: Tinh đông lạnh đang sử dụng tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là do Trung tâmMoncada sản xuất (khoảng 500 ngàn liều mỗi năm). Có 2 loại, tinh đông viênchiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là tinh cọng rạ. Ngoài ra mỗi năm có khoảng 50 ngànliều tinh đông lạnh cọng rạ, chủ yếu là tinh bò sữa, nhập từ Canada, Mỹ, Pháp,Nhật. Tinh viên Trung tâm tinh đông viên Moncada sản xuất tinh viê ...