Thông tin tài liệu:
Bài 9. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TTNT
Sinh sản ở bò là kết quả của chuỗi quá trình thụ tinh, mang thai và sinh ra những con bê bình thường. Quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như là quản lý, dinh dưỡng, stress, bệnh tật, điều kiện môi trường, độc tố và những nhân tố khác. Khi áp dụng kỹ thuật TTNT trên bò cũng đồng thời với việc có thêm những yếu tố chủ quan từ kỹ thuật này tác động đến quá trình sinh sản Tỷ lệ thụ thai của lần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRUYỀN TINH NHÂN TẠO CHO BÒ - phần 3- bài 9&10
Truyền tinh nhân tạo cho bò
Bài 9.
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TTNT
Sinh sản ở bò là kết quả của chuỗi quá trình thụ tinh, mang thai và sinh ra
những con bê bình thường. Quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như
là quản lý, dinh dưỡng, stress, bệnh tật, điều kiện môi trường, độc tố và những
nhân tố khác. Khi áp dụng kỹ thuật TTNT trên bò cũng đồng thời với việc có
thêm những yếu tố chủ quan từ kỹ thuật này tác động đến quá trình sinh sản
Tỷ lệ thụ thai của lần phối đầu là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả TTNT.
Tỷ lệ này được tính từ số thai còn đến 90 ngày tuổi nhờ xác định bằng kỹ thuật
khám qua trực tràng so với số lần phối đầu tiên. Thí dụ phối lần đầu cho 100 bò,
đến 90 ngày sau khám thai có 60 bò có thai, ta nói tỷ lệ thụ thai lần phối đầu
trong trường hợp này là 60%. Ở vùng nóng như nước ta tỷ lệ phối đậu thai lần
đầu cần đạt từ 50% trở lên. Tỷ lệ thụ thai thấp dưới 50% có nguyên nhân từ lỗi
kỹ thuật TTNT của kỹ thuật viên và quản lý đàn gia súc có thể liệt kê như sau:
1. Những lỗi thường mắc phải của dẫn tinh viên
Các lổi nghiêm trọng trong kỹ thuật phối tinh có thể xảy ra đối với dẫn tinh
viên nhiều năm kinh nghiệm và dẫn tinh viên mới được huấn luyện. Nên nhớ
rằng, TTNT cho bò được xem là một động tác phẫu thuật và nguyên nhân lớn
nhất gây ra các lỗi thường mắc phải là do chủ quan. Phần này chỉ ra các lỗi
thông thường để lưu ý.
Để tinh quá lâu ở môi trường bên ngoài
Tinh đông lạnh có nhiệt độ tới hạn là âm 80oC. Để tinh ở nhiệt độ tăng hơn
nhiệt độ này rồi sau đó đông lạnh lại thì tinh sẽ bị chết. Tinh cọng rạ chỉ có một
lần duy nhất lấy tinh ra khỏi bình nitơ là khi ta đem cọng tinh ra ngoài làm tan
băng trong nước ấm.
Tinh ampun có một giới hạn an toàn lớn hơn và có thể để tinh ampun ở môi
trường bên ngoài 30 giây rồi đông lạnh
lại.
Thiếu hụt nitơ trong bình chứa tinh
là lỗi thường gặp phải.
Cách khắc phục
Tránh để các cốc dự trữ tinh trên
mức đóng băng ở cổ bình nitơ (tham
khảo thêm phần diễn biến nhiệt độ
trong cổ bình có chức nitơ).
Luôn luôn nhanh chóng đưa cốc
Hình 48: Vị trí bơm tinh
chứa tinh vào vị trí cũ ngay sau khi gắp
tinh cho vào nước tan băng. Đậy nắp
bình nitơ ngay sau đó.
71 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
Truyền tinh nhân tạo cho bò
Không được để mực nitơ trong bình thấp hơn miệng các cốc dự trữ tinh.
Đừng bao giờ lấy tinh ra khỏi bình nitơ để làm tan băng khi ta chưa kiểm tra
chắc chắn bò động dục và cố định bò (nếu cần phải cố định)
Luôn luôn dùng kẹp để gắp tinh cọng rạ và thao tác càng xa và sâu dưới cổ
bình càng tốt.
Đừng bao giờ chọn tên và số hiệu tinh bò đực bằng cách mang tinh ra ngoài
bình nitơ.
Không đựng qúa nhiều cọng rạ trong cùng một giỏ chứa tinh
Bơm tinh sai vị trí
Sự thu tinh cao nhất có thể đạt được khi ta bơm tinh vào ngay phần tiếp giáp
giữa cổ và thân tử cung, như vậy tinh trùng nhanh chóng có thể chuyển đến cả
hai sừng và ống dẫn trứng.
Nếu ta bơm tinh tại ví trí quá sâu vào thân tử cung hoặc vào một sừng tử
cung có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai do tất cả tinh trùng chỉ di chuyển vào một
sừng thay vì chúng cần hiện diện ở cả hai ống dẫn trứng.
Xác định không đúng điểm bơm tinh và
bơm ở cổ tử cung
Làm rách nội mạc tử cung
Dùng lực quá mạnh để đưa súng bắn
tinh qua cổ tử cung có thể gây nên tổn
thương nội mạc cổ tử cung. Nếu trường hợp
này xảy ra có thể làm cho vùng tổn thương
gây viêm kết dính hoặc tăng sinh làm biến
dạng đường vào cổ tử cung. Hình 49 Bơm tinh ở cổ tử cung
Hình 50: Làm rách nội mạc tử cung Hình 51: Bơm tinh vào một sừng
Trong trừng hợp đưa súng quá sâu vào thân hoặc sừng tử cung có thể làm
tổn thương nội mạc tử cung, gây chảy máu và nguy hiểm hơn nữa là có thể dẫn
đến vô sinh cho con cái do viêm nhiễm.
72 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
Truyền tinh nhân tạo cho bò
Tiếp xúc lỏng lẻo giữa súng bắn tinh và vỏ dẫn tinh quản
Nếu không có sự tiếp xúc tốt giữa súng và vỏ dẫn tinh quản thì có thể một
số tinh dịch thoát ra ngoài và lọt vào lòng dẫn tinh quản. Như vậy có thể làm
giảm số lượng tinh trùng tối thiểu để giúp bò cái thụ thai.
Cách khắc phục
Kiểm tra lại đầu của vỏ tinh quản có bị nứt không, nếu nứt thì không dùng.
Kiểm tra lại xem đầu pít-tông đã lọt vào trong cọng rạ, ăn khớp với đầu bông
hay chưa. Nếu không, khi bơm pít-tông có thể trượt ra ngoài và làm cho tinh
dịch chảy vào lòng dẫn tinh quản.
Gắn chặt cọng rạ vào nút tiếp nhận
Vết cắt bị vát
Cọng rạ Vỏ dẫn tinh quản Tinh dịch chảy ngược
Đầu súng Nút chặn
vào lòng ống
Hình 52: Đầu cắt của cọng rạ bị chéo làm cho tinh dịch chảy ngược lại
Không mở âm hộ bò cái trước khi đưa súng bắn tinh
Mở âm hộ trước khi đưa súng bắn tinh vào để không nhiễm bẩn dẫn tinh
quản là một cách giữ gìn vệ sinh tốt nhất cho các bộ phận sinh dục bên trong
của con cái.
Nếu chúng ta coi thường khâu vệ sinh này thì có thể có rất nhiều nguy cơ
đưa vi khuẩn và các chất bẩn khác từ bên ngoài vào âm đạo và tử cung.
Phối tinh vào bọng đái
Thông thường lỗi này thường gặp đối với các dẫn tinh viên mới hành nghề.
Trong trường hợp này bò sẽ phản ứng dữ dội. Khi đưa súng hoặc dẫn tinh quản
qua âm hộ với một góc hợp lý sẽ tránh được đầu súng đi vào lỗ niệu đạo.
2. Những vấn đề liên quan đến quản lý
Không phát hiện và phối tinh kịp thời cho bò động dục vì vậy bỏ lỡ chu kì
động dục.
Phối tinh cho bò không động dục thật sự. Có khoảng từ 5-10% số bò cái
được TTNT trong tình trạng không động dục thật sự.
Không nhận biết đ ...