Danh mục

TS ĐỖ HỒNG THÁI NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC (TS ĐỖ HỒNG THÁI) Phần 10

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bị thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp vẫn cho quân chiếm đóng thị xã Bắc Cạn, Phủ Thông, Nà Phặc, Ngân Sơn để án ngữ con đường quốc lộ số 3 chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Việt Bắc lần 2. Sau một thời gian chuẩn bị, ta quyết định mở chiến dịch Xuân - Hè 1948 để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng toàn tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TS ĐỖ HỒNG THÁI NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC (TS ĐỖ HỒNG THÁI) Phần 10 Bị thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp vẫncho quân chiếm đóng thị xã Bắc Cạn, Phủ Thông, Nà Phặc,Ngân Sơn để án ngữ con đường quốc lộ số 3 chuẩn bị chokế hoạch tấn công Việt Bắc lần 2. Sau một thời gian chuẩnbị, ta quyết định mở chiến dịch Xuân - Hè 1948 để tạo ranhững điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng toàn tỉnh. Mở đầu chiến dịch, du kích ở Ngân Sơn đã tiến côngđịch, giành thắng lợi ở Lũng Vài, Lũng Phải. Sau đó ta liêntiếp mở các đợt phục kích địch trên quốc lộ số 3 (ĐườngHà Nội - Cao Bằng). Đêm 13/3/1948 ta pháo kích căn cứ Phủ Thông, diệthơn 70 tên, đánh tan lực lượng ứng cứu của địch, ngày1/5/1948 lực lượng chủ lực (Trung đoàn 72) cùng du kíchBạch Thông phục kích địch trên đường quốc lộ số 3, cáchBắc Cạn 14 km về phía Bạch Thông diệt hơn 60 tên địch,phá 4 xe quân sự. Đêm 25/7/1948 ta tấn công Phủ Thông lần 3. Đây làtrận chiến đấu ác liệt nhất. Sau trận pháo kích, bồ đội taxông vào đồn đánh giáp lá cà, diệt gần 100 tên địch trongđó có cả đồn trưởng (Cácdinan) và đồn phó (Sáclốt). Ta thunhiều vũ khí và quân trang quân dụng. Sau những thắng lợi đó, hậu phương của ta được củngcố, lực lượng vũ trang có thêm nhiều kinh nghiệm tácchiến. Lực lượng địch bị tổn thất nặng nề, tinh thần binhlính giảm sút. Trong tình hình đó, tháng 8/1949 địch choquân rút khỏi Bắc Cạn, Phủ Thông, Ngân Sơn về Cao 154Bằng. Trung đoàn 72 của ta đã truy kích địch, giành thắnglợi ở Bằng Khẩu (Ngân Sơn), phá 15 xe quân sự diệt gần100 tên địch. Chiến thắng đó đánh dấu việc giải phónghoàn toàn tỉnh Bắc Cạn. c) Đánh tan “chiến dịch chó biển góp phần chiếnthắng biên giới Thu đông 1950. Ngày 16/9/1950 ta tấn công cứ điểm Đông Khê, mởđầu cho chiến dịch Biên giới. Đông Khê bị thất thủ, đườngsố 4 bị cắt đứt. Trước hoàn cảnh đó, Bộ chỉ huy quân độiPháp vội vàng mở chiến dịch chó biển” đưa quân đánhchiếm Thái Nguyên, nhằm thu hút lực lượng chủ lực của taxuống phía Nam để giải nguy cho quân Pháp ở biên giới.Địch cho quân tiến đánh Phổ Yên, Thịnh Đắn, Thịnh Đức(Đồng Hỷ) và Hà Châu (Phú Bình). Ta chủ đồng đánh địchtrên các hướng, liên tiếp giành thắng lợi, đẩy địch vào thếbị động, lúng túng. Ngày 29/9/1950 du kích Phú Bình chặn đánh địch ở HàChâu, 10 tên đích bỏ mạng. Địch hoảng hốt lên bờ, hànhquân lại bị ta truy kích, chặn đánh thêm 45 tên bị tiêu diệt.Cánh quân địch đánh vào An Khánh (Đại Từ), Thịnh Đán(Đồng Hỷ) bị ta chặn đánh 3 lần, 50 tên địch bị diệt. Sau 10 ngày chống chiến dịch chó biển (từ 1-10/10/1950) ta đánh hơn 60 trận lớn nhỏ diệt gần 60 tênđịch, làm bị thương hơn 100 tên khác, bắn rơi 1 máy bay,bắn cháy 3 ca nô, thu và phá huỷ một số phương tiện chiến 155tranh( 1 ). 3. Củng cố hậu phương, phục vụ sự nghiệp khángchiến. Từ sau năm 1950 nhân dân Bắc Cạn, Thái Nguyên tậptrung vào việc phát triển sản xuất, xây dựng củng cố hậuphương, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến ở giaiđoạn cuối. Trên mặt trận kinh tế diễn ra cuộc thi đua sôi nổi, đẩymạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển chăn nuôi,bảo vệ đàn gia súc, gia cầm... Chính sách thuế nông nghiệp(5/1951) được nông dân hưởng ứng tích cực. Đặc biệt từnăm 1953-1954 nhiều địa phương ở Thái Nguyên, Bắc Cạntiến hành triệt để giảm tô, 6 xã của Đại Từ (Thái Nguyên)được chọn thí điểm tiến hàm cải cách ruộng đất. Chính vìvậy đời sống nhân dân được cải thiện, hậu phương đượccủng cố càng thêm điều kiện để phục vụ chiến trường. Sự nghiệp giáo dục, y tế được đẩy mạnh. Sau cải cáchgiáo dục (1950) số lượng trường lớp, học sinh tăng nhanh. Lúc này Thái Nguyên có 420 lớp tiểu học và trung họcvới 11.000 học sinh, 1476 giáo viên hổ túc xoá mù, 71.246người thoát nạn mù chữ. Ở Bắc Cạn có 1.944 học sinh, 1.267 lớp xoá mù với sự (1) Xem (tài liệu đã dẫn) Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnhBắc Thái 156tham gia học tập của 19.963 học viên ( 1 ). Phong trào văn hoá, văn nghệ đem lại đời sống văn hoátinh thần lành mạnh cho nhân dân. Việc chăn lo sức khoẻcho nhân dân được chú ý, một số căn bệnh dịch hiểm nghèobị đẩy lùi. Các làng quê nô nức thực hiện nếp sống mới, bàitrừ các tệ nạn xã hội. Đặc biệt thời kì này, phong trào thanh niên xưng phongphục vụ tiền tuyến diễn ra sôi nổi. Lực lượng thanh niênluôn có mặt trên các tuyến đường vận tải, chuyển kho, mởđường, sửa chữa cầu phà, bảo mật, phòng giam... chínhnhững nỗ lực đó đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩysự nghiệp kháng chiến mau chóng đi tới thắng lợi hoàntoàn. - Đánh giá những đóng góp của quân dân địa phươngtrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Tìm hiểu câu thơ sau đây ra đời trong hoàn cảnh nào ?Ở đâu ? Ai ghi lại ? “Không có việc gì khó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: