Thông tin tài liệu:
Tụ cầu khuẩnTụ cầu khuẩn (tiếng Anh: Staphylococcus có nguồn từ tiếng Hy lạp staphyle nghĩa là chùm nho) là các cầu khuẩn Gram dương không tạo nha bào có đường kính khoảng 1 µm, không di động và sắp xếp theo mọi hướng và thường tạo thành cụm (tụ) trông giống như chùm nho. Có thể nói tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn nổi tiếng nhất
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tụ cầu khuẩn Tụ cầu khuẩnTụ cầu khuẩn (tiếng Anh: Staphylococcuscó nguồn từ tiếng Hy lạp staphyle nghĩa làchùm nho) là các cầu khuẩn Gram dươngkhông tạo nha bào có đường kính khoảng 1µm, không di động và sắp xếp theo mọihướng và thường tạo thành cụm (tụ) trônggiống như chùm nho.Có thể nói tụ cầu khuẩn là một trong nhữngvi khuẩn nổi tiếng nhất: được các nhà vikhuẩn học nổi tiếng quan tâm nghiên cứu, tỉlệ gây bệnh rất cao, có khả năng gây nhiềubệnh nặng cũng như đề kháng kháng sinh rấtmạnh. Các nhà vi khuẩn học lừng danh nhưRobert Koch (1878) và Louis Pasteur (1880)đều rất quan tâm nghiên cứu tụ cầu khuẩnngay từ thời kỳ đầu của lịch sử ngành vi sinhvật học. Ngày 9 tháng 4 năm 1880, bác sĩngười Scotland Alexander Ogston đã trìnhbày tại hội nghị lần thứ 9 Hội Phẫu ThuậtĐức một báo cáo khoa học trong đó ông sửdụng khái niệm tụ cầu khuẩn(staphylococcus) và trình bày tương đối đầyđủ vai trò của vi khuẩn này trong các bệnhlý sinh mủ trong lâm sàng.Trên phương diện gây bệnh, tụ cầu khuẩnđược chia thành hai nhóm chính: tụ cầu cómen coagulase và tụ cầu không có mencoagulase.Tụ cầu có men coagulaseNhờ men coagulase này mà trên môi trườngnuôi cấy có máu, vi khuẩn tạo nên các khuẩnlạc màu vàng. Do vậy vi khuẩn này còn gọilà tụ cầu vàng. Các vi khuẩn quan trọng củanhóm này là: Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng Staphylococcus intermediusTụ cầu không có men coagulaseDo không có men coagulase nên trên môitrường nuôi cấy có máu, khuẩn lạc có màutrắng ngà. Trên lâm sàng thường gọi các vikhuẩn này là tụ cầu trắng. Các vi khuẩnnhóm này có thể kể: Staphylococcus epidermidis Staphylococcus saprophyticus Staphylococcus haemolyticus Staphylococcus capitis Staphylococcus simulans Staphylococcus hominis Staphylococcus warneri Cùng 16 chủng tụ cầu khuẩn khác không hiện diện ở người.Tụ cầu khuẩn mọc dễ dàng trên các môitrường nuôi cấy ở nhiệt độ 37° C. Màu đặctrưng của các khuẩn lạc là màu trắng như sứhoặc màu trắng ngà. Khả năng tan máu củavi khuẩn được nuôi cấy cung cấp gợi ý quantrọng về tính chất của vi khuẩn này.Mục lục 1 Tụ cầu khuẩn có men coagulase (tụ cầu vàng) o 1.1 Đặc tính và các yếu tố độc lực o 1.2 Các yếu tố độc lực ngoại bào o 1.3 Vai trò của tụ cầu vàng trong lâm sàng o 1.4 Dịch tễ học và phòng bệnh 2 Tụ cầu không có men coagulase 3 Tài liệu tham khảoTụ cầu khuẩn có men coagulase (tụ cầuvàng)Năm 1926, Julius von Daranyi là người đầutiên phát hiện mối tương quan giữa sự hiệndiện của hoạt động men coagulase huyếttương của vi khuẩn với khả năng gây bệnhcủa nó. Tuy nhiên mãi đến năm 1948, pháthiện này mới được chấp nhận rộng rãi.[sửa] Đặc tính và các yếu tố độc lựcTrên lâm sàng việc phân biệt các chủng tụcầu có khả năng gây bệnh và không gâybệnh thường dựa vào sự hiện diện của menCoagulase. Men này gắn với prothrombintrong huyết tương và hoạt hóa quá trình sinhfibrin từ tiền chất fibrinogen. Enzyme nàycùng với yếu tố kết cụm (clumping factor),một enzyme vách vi khuẩn, giúp tụ cầu vàngtạo kết tủa fibrin trên bề mặt của nó. Tínhchất này là yếu tố bệnh sinh cực kỳ quantrọng và yếu tố cũng đóng vai trò quan trọngtrong chẩn đoán.Tụ cầu vàng còn sản xuất nhiều yếu tố độclực khác có liên quan đến cấu tạo của váchvi khuẩn. Vỏ polysaccharide: một số chủng tụ cầu vàng có thể tạo vỏ polysaccharide. Vỏ này cùng với protein A có chức năng bảo vệ vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào. Hầu hết các chủng tụ cầu vàng đều có khả năng tổng hợp một loại protein bề mặt (protein A) có khả năng gắn với mảnh Fc của các globuline miễn dịch. Chính nhờ hiện tượng gắn độc đáo này mà số lượng mảnh Fc giảm xuống. Vì mảnh Fc của các globuline miễn dịch có vai trò quan trọng trong hiện tượng opsonin hóa: chúng là các receptor cho các đại thực bào. Quá trình gắn trên giúp tụ cầu vàng tránh không bị thực bào bởi đại thực bào. Ngoài ra phần lớn các chủng tụ cầu đều có khả năng sản xuất một chất kết dính gian bào. Nhờ chất này, vi khuẩn tạo được một lớp màng sinh học bao phủ chính nó và vi khuẩn có thể phát triển trong lớp màng nhầy niêm mạc.Các yếu tố độc lực ngoại bàoNgoài coagulase và yếu tố kết cụm, tụ cầucòn sản xuất một số men quan trọng gópphần tạo nên độc lực mạnh mẽ của chủng vikhuẩn này. Hyaluronidase: men này có khả năng phá hủy chất cơ bản của tổ chức, giúp vi khuẩn có thể phát tán trong tổ chức. Hemolysine và leukocidine: phá hủy hồng cầu (tan máu) và gây chết các tế bào hạt cũng như đại thực bào. Exfoliatine: là các men phá hủy lớp thượng bì. Men này gây tổn thương da tạo các bọng nước. Ví dụ điển hình là hội chứng Lyell do tụ cầu. Sáuđộc tố ruột (Enterotoxine A, B, C, D, E, F) bền với nhiệt. Các độc tố ruột này đóng vai trò q ...