Danh mục

Tự chủ đại học công lập tại khoa chuyên ngành: Vấn đề và giải pháp khuyến nghị

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.49 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các giải pháp được khuyến nghị sẽ dừng ở phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ cấp ở những cấp khoa chuyên ngành trực thuộc (trong trường hợp cụ thể chúng tôi lấy ví dụ là trong Khoa Hàng Hải) trong bối cảnh khó khăn đặc biệt do dịch bệnh gây ra, dưới góc nhìn luật học giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ đại học công lập tại khoa chuyên ngành: Vấn đề và giải pháp khuyến nghị TỰ CHỦ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI KHOA CHUYÊN NGÀNH: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ Nguyễn Đình Thúy Hường Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam Ngô Hồ Anh Khôi Trung Tâm UNESCO Khoa Học Nhân Văn và Cộng Đồng Nguyễn Mạnh Cường Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam Nguyễn Thành Lê Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam TÓM TẮT Hiện nay, tự chủ đại học công lập đã được bắt buộc tiến hành trong hệ thốngđại học công lập Việt Nam. Với hơn hai mươi năm chuẩn bị lộ trình, quá trình tự chủđại học hiện đã hoàn thiện khung pháp lý vận hành. Tuy nhiên, việc nảy sinh các vấnđề phát sinh trong quá trình tự chủ như quản lý quỹ, quản lý dự án, sử dụng nhân lực,vận hành trong thời điểm dịch bệnh đòi hỏi các giải pháp liên ngành, từ pháp luật chođến quản trị. Các giải pháp được khuyến nghị sẽ dừng ở phạm vi quyền hạn và nghĩavụ cấp ở những cấp khoa chuyên ngành trực thuộc (trong trường hợp cụ thể chúng tôilấy ví dụ là trong Khoa Hàng Hải) trong bối cảnh khó khăn đặc biệt do dịch bệnh gâyra, dưới góc nhìn luật học giáo dục. TỪ KHÓA: Quản lí quỹ, quản lí dự án, quản trị nhân lực, tự chủ đại học công,khoa Hàng hải, đại học Hàng hải Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi Chính phủ đưa ra sáng kiến và thành lập các trường đại học Quốc giavào năm 1994, vấn đề tự chủ đại học đã được đặt ra và cho đến thời điểm hiện tại, tựchủ đại học đã không còn là tương lai, nhiệm vụ chính trị. Đây là con đường mà tất cảcác đại học công lập, vốn nhận ngân sách từ Nhà nước đang và sẽ phải trải qua. Tựchủ đại học là việc mà Hội đồng trường đại học sẽ có quyền quyết định hoàn toàn đốivới mọi vấn đề quan trọng như quản trị, tài chính, kế hoạch phát triển, nhân sự củatrường. Đánh đổi lấy tự chủ, phần ngang giá của quá trình này đó là sự cắt giảm kinhphí Nhà nước. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại phải tự chủ đã là một câu hỏi cổ điển trướcnhững con số thống kê về tỉ lệ người lao động có trình độ cao ra trường thất nghiệphay tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” khi nói về chất lượng đào tại. Vấn đề sẽ nằm ởviệc có nên cắt giảm ngân sách từ Nhà nước cho các trường công lập nhằm thúc đẩy tựchủ. Câu trả lời phụ thuộc vào hoàn cảnh và đặc thù của từng chuyên ngành đào tạo.Là một trong hai trường đại học duy nhất của Việt Nam (trong tổng số 05 trường đạihọc và cao đẳng của cả nước đào tạo nghề đi biển) được phép cấp bằng cử nhân cácnghề đi biển, đại học Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đã bướcvào lộ trình tự chủ từ nhiều năm nay, đặc biệt kể từ tháng 01/2020 khi nguồn ngânsách hưởng từ phía Bộ Giao thông vận tải đã bị cắt giảm đáng kể. Với cương vị làkhoa truyền thống đào tạo cử nhân điều khiển tàu biển và các chức danh quan trọngphục vụ vận tải đường biển, Khoa Hàng hải cũng như các đơn vị trực thuộc nằm trongmột đại học công lập bị cắt giảm ngân sách đã gặp phải một số vấn đề khi triển khai tự 285chủ và mạnh djan đề cập một số giải pháp phù hợp với pháp luật thực định, phù hợpvới đặc điểm phát triển để cố gắng không bị thụt lùi trong cơn lốc tự chủ và cạnh tranhkhốc liệt của thị trường. Trước đó, một nghiên cứu của nhóm chúng tôi nêu khảo sát những nhân tố tíchcực của việc tự chủ trong giáo dục đã được công bố trong tạp chí IJIET (InternationalJournal of Information and Education Technology) [1] của Singapour; một nghiên cứukhác của nhóm chúng tôi nêu lên một số khó khăn căn bản của vấn đề này trong hộithảo giáo dục của viện IAMES (Institute for Africa and Middle East Studies) [2]; haicông bố khác của nhóm chúng tôi liên quan đến việc tự chủ giáo dục dưới mô hình kếthợp doanh nghiệp trong một hội thảo của Saigon Times Magazine [6], [7]. Trong bàinày, chúng tôi muốn khảo sát kỹ lưỡng những vấn đề còn lại thuộc về giải pháp kỹthuật trong hoạch định tự chủ ở cấp bên dưới (cấp Khoa hay cấp Ban), chủ yếu lấy vídụ từ thực tiễn ở Khoa Hàng Hải của chúng tôi. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GẶP PHẢI KHI TIẾN HÀNH TỰ CHỦ Ở CẤP KHOA Cũng giống như các khối ngành khác, vấn đề của các trường đại học công nóichung và đại học Hàng hải nói riêng khi tự chủ đó là nhóm các vấn đề tài chính, địnhhướng phát triển và quản trị nhân lực. 2.1. Vấn đề về quản lí quỹ Bài toán kinh tế là bài toán đau đầu và xuất hiện ngay trước mặt khi ngân sáchNhà nước dành cho đại học công bị cắt giảm hoặc thậm chí là bị rút đi toàn bộ. Mộttrường đại học dù công hay tư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: