Danh mục

Tự chủ đại học nhìn từ thế giới và thực trạng của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 337.07 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở Việt Nam, tự chủ đại học đã được triển khai và ban hành chính sách từ nhà nước từ khá sớm. Đến nay, các trường đại học đã đạt được một số quyền tự chủ nhất định. Song, trên thực tế, tự chủ đại học đang đối mặt với nhiều vấn đề như sự quản lý, giám sát từ phía Bô giáo dục, các luật định chồng chéo trên các lĩnh vực, khiến cho việc tự chủ đại học đang bị trói buộc và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Để tự chủ đại học được thực hiện một cách triệt để, cần có sự điều tiết, hoạch định lại luật pháp trên các lĩnh vực để tránh sự chồng chéo giữa luật và quỳền tự chủ đại học. Bên cạnh đó, cần tăng thêm quyền tự chủ cho các trường đại học nhất là quyền tự do học thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ đại học nhìn từ thế giới và thực trạng của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay TỰ CHỦ ĐẠI HỌC NHÌN TỪ THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Nguyễn Thị Huyền Thảo Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM Tóm tắt Trên thế giới, tự chủ đại học đã bắt đầu từ rất sớm. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển, các trường đại học đã từng bước được quyền tự chủ trên các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của cơ sở giáo dục. Hiện nay, có nhiều mô hình về tự chủ như: tự chủ hoàn toàn, bán tự chủ và tự chủ từng phần. Tiêu biểu như Hoa Kỳ, Singapore hay Nhật Bản. Bên cạnh đó, vẫn còn những quốc gia vẫn chưa được tự chủ đại học như Malaysia. Ở Việt Nam, tự chủ đại học đã được triển khai và ban hành chính sách từ nhà nước từ khá sớm. Đến nay, các trường đại học đã đạt được một số quyền tự chủ nhất định. Song, trên thực tế, tự chủ đại học đang đối mặt với nhiều vấn đề như sự quản lý, giám sát từ phía Bô giáo dục, các luật định chồng chéo trên các lĩnh vực, khiến cho việc tự chủ đại học đang bị trói buộc và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Để tự chủ đại học được thực hiện một cách triệt để, cần có sự điều tiết, hoạch định lại luật pháp trên các lĩnh vực để tránh sự chồng chéo giữa luật và quỳền tự chủ đại học. Bên cạnh đó, cần tăng thêm quyền tự chủ cho các trường đại học nhất là quyền tự do học thuật. Từ khoá: đại học, tự chủ, quản lý, pháp luật, giáo dục 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Đổi mới giáo dục toàn diện là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục và là nhiệm vụ chung của toàn hệ thống chính trị nước ta. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Kể từ khi Nghị Quyết 29 TW về đổi mới giáo dục toàn diện đã tạo động lực cho những nhà quản lý, nhà giáo, nhà khoa học tham gia vào các hoạt động để thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra. Đến nay, giáo dục đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ chính sách đến thực tiễn và mang lại những hiệu quả đáng kể. Giáo dục phổ thông đã có nhiều thay đổi ấn tượng và được nghi nhận như một sự kiện nổi bật của giáo dục khu vực, góp phần đưa giáo dục Việt Nam vào các bảng đánh giá, xếp hạng với các nước có nền giáo dục phát triển. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học nước ta cũng đang trong quá trình chuyển động, đổi mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và thế giới. Kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục đại học phát triển đó chính là việc tự chủ trong điều hành, quản lý, nội dung, chương trình giảng dạy và tuyển sinh...Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tự chủ đại học được đề cập nhiều, vì đây là cách để cho các trường đại học được cởi trói, phát triển theo hướng riêng của mình trong sự phát triển chung của giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, tự chủ đại học đang đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai và thực hiện. Vậy, tự chủ đại học là gì? Tự chủ trên thế giới như thế nào? Ở Việt Nam tự chủ đại học hiện nay như thế nào? Bài viết trình bày và phân tích một số vấn đề về tự chủ đại học nhìn từ thế giới và thực trạng của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 491 2. Tổng quan về tự chủ đại học Theo từ điển tiếng Việt, tự chủ là tự điều hành, quản lí mọi công việc của mình, không bị ai chi phối1. Điều này có nghĩa, tự chủ là khả năng tự điều hành, quản lý công việc của một cá nhân hay một nhóm người trong tổ chức để đạt được hiệu quả trong công việc. Như vậy, tự chủ là khả năng tự điều hành và quản lý mọi công việc của một cá nhân hay một tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả cao nhất có thể. Tự chủ đại học là gì? Theo báo cáo đề dẫn của Debreczeni (2002) trong Hội thảo quốc tế “Tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tổ chức” thì tự chủ đại học được hiểu là tự chủ thể chế (institutional autonomy)2. Nghĩa là tự chủ là dạng điều kiện cho phép một tổ chức giáo dục đại học điều hành hoạt động mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Sự tự do trong công việc sẽ thúc đẩy sự năng động và sự phát triển của từng cá nhân và kéo theo đó là sự vững mạnh của cơ sở giáo dục đại học. Trên thực tiễn, tự chủ trong giáo dục đại học diễn ra trên các phương diện sau: - Tự chủ thực chất (substantive autonomy): trường đại học có quyền xác định các chương trình học tập và mục đích của những chương trình này. - Tự chủ thủ tục (Procedural autonomy): trường đại học có quyền xác định các phương tiện cần thiết để hoàn thành các ưu tiên đáp ứng với các nhiệm vụ nằm trong chính sách quốc gia. - Tự chủ tổ chức (Organic autonomy): trường đại học có quyền xác định các tổ chức học thuật, nên dựa vào các Khoa và Phòng/Ban hay các trường, các viện nghiên cứu,... - Tự chủ trong quản trị là sự tự do của cơ sở đào tạo trong việc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: