Danh mục

Tự chủ giáo dục đại học theo mô hình Singgapore - Bài học kinh nghiệm cho các trường đại học ở Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 361.62 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu mô hình tự chủ của Singapore để thấy được những đặc điểm nổi bật, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng, áp dụng vào quá trình thực hiện tự chủ đại học ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự chủ giáo dục đại học theo mô hình Singgapore - Bài học kinh nghiệm cho các trường đại học ở Việt Nam TỰ CHỦ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO MÔ HÌNH SINGGAPORE - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Trần Thị Trang Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Tóm tắt Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu hướng tất yếu để giáo dục đạihọc Việt Nam dần tháo gỡ những rào cản về cơ chế để phát triển, bắt kịp trình độ củakhu vực và thế giới. Trong thời gian qua, tự chủ trong giáo dục đại học ở nước ta đã cónhiều chuyển biến tích cực, các trường đại học dần được trao quyền tự chủ trong cácmặt hoạt động. Tuy nhiên một số trường đại học còn chưa thực sự sẵn sàng thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Học hỏi kinh nghiệm trao quyền tự chủ cho cáctrường Đại học từ các nước trên thế giới để thấy được chúng ta cần phải làm gì, xâydựng mô hình tự chủ như thế nào cho phù hợp là điều cần thiết. Điển hình như môhình tự chủ của Singapore với những kết quả đã đạt được: giảm chi phí thanh tra giámsát của chính phủ, thúc đẩy các trường tự thân năng động hơn đối mặt với nhu cầu củathị trường lao động, nâng cao sức cạnh tranh, xếp hạng trường đại học… Những kếtquả đó cần được nghiêm túc nhìn nhận để thấy được những ưu điểm trong mô hình tựchủ của Singapore qua đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Từ khóa: Tự chủ giáo dục đại học; mô hình tự chủ đại học Singapore; kinhnghiệm tự chủ đại học từ quốc tế. Dẫn nhập Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức đã chứngminh luận điểm của Mác: “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất chính”, lúc này khoahọc công nghệ thực sự là động lực cho tăng trưởng kinh tế, tri thức trở thành hàng hóa,giáo dục trở thành lợi ích quan trọng nhất của mỗi người. Tuy nhiên, yêu cầu đối vớigiáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học cũng thay đổi. Để đảm bảo nguyên tắc trình độvững vàng và kỹ năng thành thục cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trườnglao động, hệ thống các trường đại học cần có sự đổi mới cơ bản và toàn diện, từ quảnlý về mặt thủ tục hành chính đến chương chình nội dung, chuẩn đầu ra… Yêu cầu tấtyếu cần phải tái cấu trúc hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng,mà bản chất là xem xét và định nghĩa lại mối quan hệ giữa giáo dục đại học với nhànước và với thị trường lao động. Quá trình này diễn ra đối với tất cả các trường đại họctrên thế giới, tiêu biểu với 3 mô hình tự chủ đại học: Mô hình tự chủ độc lập ở Anh,Úc; Mô hình bán tự chủ ở Pháp, New Zealand; Mô hình bán độc lập ở Singapore.Trong đó, chúng tôi đặc biệt lưu ý mô hình của Singapore bởi tự chủ giáo dục đại họccủa của Singapore đã đạt được những kết quả quan trọng, vận hành như là một phươngtiện hỗ trợ sự phát triển kinh tế quốc gia và thúc đẩy sự gắn kết xã hội. Nghiên cứu môhình tự chủ của Singapore để thấy được những đặc điểm nổi bật, từ đó rút ra một sốbài học kinh nghiệm có thể vận dụng, áp dụng vào quá trình thực hiện tự chủ đại học ởViệt Nam. 523 Nội dung 1. Tự chủ giáo dục đại học – bản chất và các thành tố Tự chủ là tự điều hành, quản lý mọi công việc của mình không bị ai chi phối.Tự chủ đại học là quyền được tự tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở một cáchchủ động, tích cực, sáng tạo nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của nhàtrường. Chủ thể thực hiện quyền tự chủ là lãnh đạo của các trường đại học đó. Tự chủ đại học có nhiều cách hiểu khác nhau tùy cách tiếp cận và tùy theo nhậnthức về vai trò của nhà nước đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.Thực tế, nếu xét trong phạm vi mối quan hệ của cơ sở giáo dục đại học có thể đượcnhìn nhận từ hai khía cạnh: Thứ nhất, xét trong mối quan hệ giữa trường đại học vớicác yếu tố bên ngoài thì tự chủ đại học được hiểu là khả năng thoát ra khỏi sự kiểmsoát, hạn chế của các cơ quan quản lý nhà nước, của thị trường lao động và các ảnhhưởng chính trị. Đó là quyền tự do đưa ra các quyết định về cách thức tổ chức hoạtđộng cũng như thực hiện mục tiêu sứ mạng của trường. Thứ hai, ở cấp độ giữa trườngvới các bộ phận trong trường. Đây chính là quá trình quản lý của nhà trường với cácbộ phận trong trường trên cơ sở chất lượng, hiệu quả công việc, thoát ra khỏi phạm viquản lý hành chính. Như vậy, dù góc tiếp cận, mục đích tiếp cận khác nhau nhưng kháiquát chung có thể hiểu tự chủ của trường đại học là khả năng của trường được hoạtđộng theo cách thức mình lựa chọn để đạt được sứ mạng và mục tiêu do trường đặt ra.Thực tế, các cơ sở giáo dục đại học sẽ vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận mệnhcủa chính mình. Tự chủ sẽ tạo động lực để họ đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơntrong hoạt động của mình, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: