Từ chủ nghĩa Marx đến chủ nghĩa hậu hiện đại: Một số vấn đề học thuật hậu huyền thoại Bakhtin
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 167.93 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuốn sách Bakhtine démasqué – Histoire d’un menteur, d’une escroquerie et d’un délire collectif (Lột mặt nạ Bakhtin, câu chuyện về một kẻ lừa dối, một chuyện bịp bợm và một cơn mê sảng tập thể) của Jean - Paul Bronckart và Cristian Bota [1] không chỉ khôi phục cho Voloshinov và Medvedev, hai nhà nghiên cứu Marxist, tác quyền của những kiệt tác họ xuất bản trong thập niên 1920 tại Liên Xô, mà còn buộc chúng ta phải nhận thức lại nhiều vấn đề học thuật, trong đó đặc biệt quan trọng là về những mâu thuẫn nội tại trong “Lý thuyết của Bakhtin”; các hình thái của chủ nghĩa Marx và đóng góp của chúng cho khoa học xã hội và nhân văn thế kỷ XX; và nguồn gốc và sự diễn giải các lý thuyết hậu hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ chủ nghĩa Marx đến chủ nghĩa hậu hiện đại: Một số vấn đề học thuật hậu huyền thoại BakhtinTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 1-8NGHIÊN CỨU/RESEARCHTừ chủ nghĩa Marx đến chủ nghĩa hậu hiện đại:Một số vấn đề học thuật hậu huyền thoại BakhtinNgô Tự Lập*Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận bài ngày 23 tháng 02 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 03 năm 2016Tóm tắt: Cuốn sách Bakhtine démasqué – Histoire d’un menteur, d’une escroquerie et d’un délirecollectif (Lột mặt nạ Bakhtin, câu chuyện về một kẻ lừa dối, một chuyện bịp bợm và một cơn mêsảng tập thể) của Jean - Paul Bronckart và Cristian Bota [1] không chỉ khôi phục cho Voloshinovvà Medvedev, hai nhà nghiên cứu Marxist, tác quyền của những kiệt tác họ xuất bản trong thậpniên 1920 tại Liên Xô, mà còn buộc chúng ta phải nhận thức lại nhiều vấn đề học thuật, trong đóđặc biệt quan trọng là về 1) những mâu thuẫn nội tại trong “Lý thuyết của Bakhtin”; 2) các hìnhthái của chủ nghĩa Marx và đóng góp của chúng cho khoa học xã hội và nhân văn thế kỷ XX; và 3)nguồn gốc và sự diễn giải các lý thuyết hậu hiện đại. Đó là luận điểm chúng tôi muốn chứng minhqua bài viết này1.Từ khóa: Nhóm Bakhtin, Bakhtin, Voloshinov, Chủ nghĩa Marx, Hậu hiện đại.1. Mở đầu: Đôi điều về một vụ đạo văn vôtiền khoáng hậu∗1thế kỷ 20 nói chung, đều xuất hiện hay có mầmmống từ ba cuốn sách này.Tác giả hai cuốn đầu là V.N. Voloshinov,còn tác giả cuốn thứ ba là P.N. Medvedev. Cảhai là những giáo sư và học giả Marxist, khi đólàm việc tại những trường đại học và việnnghiên cứu hàng đầu Liên Xô. Những tư tưởngvượt trước thời đại quá xa của các cuốn sách đãkhiến cho tác giả của chúng trở thành đối tượngphê phán dữ dội của những người theo pháiMarxist giáo điều hồi đầu thập niên 1930, đồngthời cũng là lý do khiến các cuốn sách và tácgiả của chúng bị lãng quên trong mấy chục nămsau khi Voloshinov chết vì lao phổi (năm 1936)và Medvedev, người mà Phadeev, tác giả củaĐội cận vệ thanh niên, gọi là “kẻ hủy diệt nghệthuật vô sản”, bị chính quyền Stalin xử bắnNgày nay có lẽ không một nhà nghiên cứunào trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân vănlại không biết ba công trình kiệt xuất Họcthuyết Freud: một phác thảo phê phán (1927)[2], Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ(1929) [3] và Phương pháp hình thức trongnghiên cứu văn học (1928) [4]. Hầu như tất cảcác ý tưởng trung tâm của Chủ nghĩa hậu hiệnđại nói riêng, của các khoa học xã hội nhân văn_______∗ĐT.: 84-903421087Email: ngotulap@yahoo.com1Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài nghiêncứu do quỹ Nafosted tài trợ12N.T. Lập/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 1-8(năm 1938). Mãi đến cuối thập niên 1960, đầuthập niên 1970, các công trình kiệt xuất nàymới được giới thiệu và dịch ra các thứ tiếngphương Tây. Ngay lập tức, chúng có ảnh hưởngcực kỳ to lớn, và ngày càng to lớn hơn, đối vớicác ngành khoa học xã hội và nhân văn.Nhưng cũng trong thập niên đó, M.M.Bakhtin, một người bạn của Medvedev vàVoloshinov, tác giả của hai cuốn sách Nhữngvấn đề sáng tác của Dostoievski, xuất bản năm1929, có sự đóng góp của Medvedev vàVoloshinov [5] (Chúng ta không biết mức độđóng góp, tuy nhiên, về sau, trong một cuộc nóichuyện với Ivanov, Bakhtin gọi những đónggóp đó là “khó chịu”: я ведь думал, чтонапишу еще свои книги, и без этихнеприятных добавлений) [6] và Sáng táccủa François Rabelais và văn hóa dân gian thờiTrung cổ và Phục hưng (1965) [7], với sự trợgiúp của học trò, bắt đầu tự nhận là tác giả đíchthực của ba cuốn sách nói trên cùng tất cảnhững bài báo quan trọng khác của Voloshinovvà Medvedev, mặc dù không hề có bất cứ bằngchứng nào. Giới học giả khắp thế giới, chỉ trừmột số rất ít, nhanh chóng tin tưởng vào câuchuyện bịa đặt đó. Todorov, trong MikhailBakhtine, le principe dialogique (MikhailBakhtin, nguyên lý đối thoại, 1981) [8], lắpghép một cách khiên cưỡng các công trình kiệtxuất của Voloshinov và Medvedev vào sựnghiệp của Bakhtin, biến Bakhtin thành nhà tưtưởng vĩ đại bậc nhất của thế giới thế kỷ XX.Còn Clark và Holquist, trong cuốn tiểu sửMikhail Bakhtin (1984) [9], dựa trên nhữngthông tin dối trá của Bakhtin và học trò, vẽ nênchân dung một Bakhtin vĩ đại và cao thượng,đồng thời hạ thấp Voloshinov và Medvedevthành những kẻ tầm thường, dốt nát, thậm chí làvô liêm sỉ. Tuy nhiên, vô số những điều khó tin,những mâu thuẫn không thể vượt qua, cả trongtác phẩm lẫn trong hồ sơ của Bakhtin, khiếnngười ta ngày càng nghi ngờ những lời tuyên bốcủa ông.Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tronghai thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ dần dầncho ta thấy sự thật. Năm 2011, trong cuốn sáchcông phu dày 630 trang, Bakhtine démasqué –Histoire d’un menteur, d’une escroquerie etd’un délire collectif (Lột mặt nạ Bakhtin, câuchuyện về một kẻ lừa dối, một chuyện bịp bợmvà một cơn mê sảng tập thể) [1], hai tác giảThụy Sĩ, Jean - Pau ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ chủ nghĩa Marx đến chủ nghĩa hậu hiện đại: Một số vấn đề học thuật hậu huyền thoại BakhtinTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 1-8NGHIÊN CỨU/RESEARCHTừ chủ nghĩa Marx đến chủ nghĩa hậu hiện đại:Một số vấn đề học thuật hậu huyền thoại BakhtinNgô Tự Lập*Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận bài ngày 23 tháng 02 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 03 năm 2016Tóm tắt: Cuốn sách Bakhtine démasqué – Histoire d’un menteur, d’une escroquerie et d’un délirecollectif (Lột mặt nạ Bakhtin, câu chuyện về một kẻ lừa dối, một chuyện bịp bợm và một cơn mêsảng tập thể) của Jean - Paul Bronckart và Cristian Bota [1] không chỉ khôi phục cho Voloshinovvà Medvedev, hai nhà nghiên cứu Marxist, tác quyền của những kiệt tác họ xuất bản trong thậpniên 1920 tại Liên Xô, mà còn buộc chúng ta phải nhận thức lại nhiều vấn đề học thuật, trong đóđặc biệt quan trọng là về 1) những mâu thuẫn nội tại trong “Lý thuyết của Bakhtin”; 2) các hìnhthái của chủ nghĩa Marx và đóng góp của chúng cho khoa học xã hội và nhân văn thế kỷ XX; và 3)nguồn gốc và sự diễn giải các lý thuyết hậu hiện đại. Đó là luận điểm chúng tôi muốn chứng minhqua bài viết này1.Từ khóa: Nhóm Bakhtin, Bakhtin, Voloshinov, Chủ nghĩa Marx, Hậu hiện đại.1. Mở đầu: Đôi điều về một vụ đạo văn vôtiền khoáng hậu∗1thế kỷ 20 nói chung, đều xuất hiện hay có mầmmống từ ba cuốn sách này.Tác giả hai cuốn đầu là V.N. Voloshinov,còn tác giả cuốn thứ ba là P.N. Medvedev. Cảhai là những giáo sư và học giả Marxist, khi đólàm việc tại những trường đại học và việnnghiên cứu hàng đầu Liên Xô. Những tư tưởngvượt trước thời đại quá xa của các cuốn sách đãkhiến cho tác giả của chúng trở thành đối tượngphê phán dữ dội của những người theo pháiMarxist giáo điều hồi đầu thập niên 1930, đồngthời cũng là lý do khiến các cuốn sách và tácgiả của chúng bị lãng quên trong mấy chục nămsau khi Voloshinov chết vì lao phổi (năm 1936)và Medvedev, người mà Phadeev, tác giả củaĐội cận vệ thanh niên, gọi là “kẻ hủy diệt nghệthuật vô sản”, bị chính quyền Stalin xử bắnNgày nay có lẽ không một nhà nghiên cứunào trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân vănlại không biết ba công trình kiệt xuất Họcthuyết Freud: một phác thảo phê phán (1927)[2], Chủ nghĩa Marx và triết học ngôn ngữ(1929) [3] và Phương pháp hình thức trongnghiên cứu văn học (1928) [4]. Hầu như tất cảcác ý tưởng trung tâm của Chủ nghĩa hậu hiệnđại nói riêng, của các khoa học xã hội nhân văn_______∗ĐT.: 84-903421087Email: ngotulap@yahoo.com1Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài nghiêncứu do quỹ Nafosted tài trợ12N.T. Lập/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 1-8(năm 1938). Mãi đến cuối thập niên 1960, đầuthập niên 1970, các công trình kiệt xuất nàymới được giới thiệu và dịch ra các thứ tiếngphương Tây. Ngay lập tức, chúng có ảnh hưởngcực kỳ to lớn, và ngày càng to lớn hơn, đối vớicác ngành khoa học xã hội và nhân văn.Nhưng cũng trong thập niên đó, M.M.Bakhtin, một người bạn của Medvedev vàVoloshinov, tác giả của hai cuốn sách Nhữngvấn đề sáng tác của Dostoievski, xuất bản năm1929, có sự đóng góp của Medvedev vàVoloshinov [5] (Chúng ta không biết mức độđóng góp, tuy nhiên, về sau, trong một cuộc nóichuyện với Ivanov, Bakhtin gọi những đónggóp đó là “khó chịu”: я ведь думал, чтонапишу еще свои книги, и без этихнеприятных добавлений) [6] và Sáng táccủa François Rabelais và văn hóa dân gian thờiTrung cổ và Phục hưng (1965) [7], với sự trợgiúp của học trò, bắt đầu tự nhận là tác giả đíchthực của ba cuốn sách nói trên cùng tất cảnhững bài báo quan trọng khác của Voloshinovvà Medvedev, mặc dù không hề có bất cứ bằngchứng nào. Giới học giả khắp thế giới, chỉ trừmột số rất ít, nhanh chóng tin tưởng vào câuchuyện bịa đặt đó. Todorov, trong MikhailBakhtine, le principe dialogique (MikhailBakhtin, nguyên lý đối thoại, 1981) [8], lắpghép một cách khiên cưỡng các công trình kiệtxuất của Voloshinov và Medvedev vào sựnghiệp của Bakhtin, biến Bakhtin thành nhà tưtưởng vĩ đại bậc nhất của thế giới thế kỷ XX.Còn Clark và Holquist, trong cuốn tiểu sửMikhail Bakhtin (1984) [9], dựa trên nhữngthông tin dối trá của Bakhtin và học trò, vẽ nênchân dung một Bakhtin vĩ đại và cao thượng,đồng thời hạ thấp Voloshinov và Medvedevthành những kẻ tầm thường, dốt nát, thậm chí làvô liêm sỉ. Tuy nhiên, vô số những điều khó tin,những mâu thuẫn không thể vượt qua, cả trongtác phẩm lẫn trong hồ sơ của Bakhtin, khiếnngười ta ngày càng nghi ngờ những lời tuyên bốcủa ông.Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện tronghai thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ dần dầncho ta thấy sự thật. Năm 2011, trong cuốn sáchcông phu dày 630 trang, Bakhtine démasqué –Histoire d’un menteur, d’une escroquerie etd’un délire collectif (Lột mặt nạ Bakhtin, câuchuyện về một kẻ lừa dối, một chuyện bịp bợmvà một cơn mê sảng tập thể) [1], hai tác giảThụy Sĩ, Jean - Pau ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học xã hội Tạp chí khoa học Chủ nghĩa Marx Chủ nghĩa hậu hiện đại Huyền thoại BakhtinGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 246 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 242 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 206 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0