Danh mục

Từ đặc trưng hoàn kết về cốt truyện, đề xuất cách đọc truyện cổ tích

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.06 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn đọc và nhà nghiên cứu đều xem truyện cổ tích là đối tượng quen thuộc và đơn giản đến mức dường như chỉ cần đọc/nghe là hiểu, ngay cả với trẻ em. Nhưng nhiều cuộc tranh luận về truyện cổ tích vẫn không ngừng diễn ra mà nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ những đặc trưng cơ bản về sự hoàn thiện cốt truyện cũng chưa được trình bày một cách tường minh. Bài viết muốn nhấn mạnh đến tính hoàn kết của cốt kể, từ đó đề xuất cách đọc truyện cổ tích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ đặc trưng hoàn kết về cốt truyện, đề xuất cách đọc truyện cổ tích JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0009 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 52-56 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỪ ĐẶC TRƯNG HOÀN KẾT VỀ CỐT TRUYỆN, ĐỀ XUẤT CÁCH ĐỌC TRUYỆN CỔ TÍCH Nguyễn Việt Hùng Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bạn đọc và nhà nghiên cứu đều xem truyện cổ tích là đối tượng quen thuộc và đơn giản đến mức dường như chỉ cần đọc/nghe là hiểu, ngay cả với trẻ em. Nhưng nhiều cuộc tranh luận về truyện cổ tích vẫn không ngừng diễn ra mà nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ những đặc trưng cơ bản về sự hoàn thiện cốt truyện cũng chưa được trình bày một cách tường minh. Trong bài viết này chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tính hoàn kết của cốt kể, từ đó đề xuất cách đọc truyện cổ tích. Từ khóa: Tính hoàn kết, cách đọc, truyện cổ tích. 1. Mở đầu Truyện cổ tích ra đời từ khi nào, chúng bắt đầu ra sao và kết thúc thế nào trong đời sống cộng đồng? Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản như vậy nhưng lại rất khó trả lời một cách chính xác. Truyện cổ tích bắt đầu từ cái “ngày xửa ngày xưa”, lâu đời như chính bản thân ngôn ngữ, thậm chí những hình vẽ sớm nhất trong các hang động, đến những họa tiết gợi lên từ cuốn sách về cái chết của người Ai Cập có thể là những kí hiệu sớm nhất cho thấy một phần của hình thức tự sự và cấu trúc nghi lễ của văn hóa nguyên thủy dần dần chuyển hóa, kí hiệu hóa, mô hình hóa thành những truyện kể dân gian [3]. Tuy nhiên sinh mệnh nghệ thuật của truyện cổ tích vẫn tiếp tục trong chiều dài lịch sử và vận động ở một không gian rộng lớn, kết nạp những yếu tố sinh hoạt, xã hội thời đại tạo nên những dị bản mới [2, 7, 9]. Vì thế có những thay đổi cách kết thúc của tác phẩm này hay khác, như trường hợp bản kể Tấm Cám trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, dẫn đến những cuộc tranh luận không ngừng. Trong bài viết này, chúng tôi xuất phát từ đặc trưng cơ bản và cốt lõi nhất của thể loại truyện cổ tích, lí giải những hiện tượng tranh luận gần đây: Truyện cổ tích đã hoàn tất hay chưa hoàn tất về phương diện cốt truyện? Để từ đó chúng tôi đề xuất cách đọc truyện cổ tích. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về cốt kể và sự biến đổi truyện cổ tích Ở Việt Nam, trong một chuyên khảo thuộc loại sớm nhất về truyện cổ tích (Khảo luận về truyện Thạch Sanh), tác giả Hoa Bằng thông qua nghiên cứu các dị bản đã chú ý đến vấn đề cốt Ngày nhận bài: 25/12/2014 Ngày nhận đăng: 10/4/2015 Liên hệ: Nguyễn Việt Hùng, e-mail: viethungsphn@yahoo.com 52 Từ đặc trưng hoàn kết về cốt truyện, đề xuất cách đọc truyện cổ tích truyện và sự biến đổi cốt truyện. Ông thấy rằng nguồn gốc truyện Thạch Sanh là “do ảnh hưởng kinh Phật truyền từ Ấn Độ đi với nhiều nơi như Cao Miên và Việt Nam. Hoa Bằng cho rằng “tác giả truyện Thạch Sanh bản ngoài Bắc lượm lặt thu dùng để kết hợp với cốt truyện của nó cho sự tưởng tượng thêm phong phú và tình tiết được thêm màu sắc xứ sở hơn” [1;23]. Như vậy, trong quan niệm của ông, tác phẩm có thể có nhiều dị bản, thể hiện màu sắc địa phương, song cốt truyện thì không thay đổi. Tác giả Nguyễn Bích Hà trong giáo trình đại học, đặc điểm đó được khái quát thành một đề mục về đặc trưng truyện cổ tích “2. Quá trình hoàn thiện truyện cổ tích là quá trình biến đổi không ngừng” [4;67]. Tác giả cho rằng “đời sống của tác phẩm văn học dân gian trong đó có truyện cổ tích dài vô tận và có thể biến đổi vô cùng” [4;80]. Ở mỗi thời đại khác nhau, do sự phát triển của xã hội và những nhu cầu mới của dân chúng mà mỗi thể loại, thậm chí mỗi tác phẩm có thể diễn ra những biến đổi bộ phận hoặc biến đổi phần lớn nội dung của nó” [4;80], “tính chất thời đại đã chi phối cách lựa chọn tình tiết truyện cổ. Ngay cả khi truyện dân gian đã được văn bản hóa thì nó vẫn có thể biến đổi để phù hợp với thời đại mà nó đang được lưu truyền” [4;82]. Trong công trình về thi pháp thể loại văn học dân gian, Đỗ Bình Trị nhận xét “những nét chung của kết cấu truyện cổ tích thần kì của các dân tộc, chẳng hạn như: tính chất trọn vẹn của câu chuyện kể về số phận nhân vật chính; tính chất phiêu lưu của nhân vật chính. . . [7;18]. Ông cho rằng những câu kết thúc như “ngày nay”, “kể từ đó người ta gọi. . . ” là sự thêm vào của dân gian – của người kể để tạo mối liên hệ với thực tại. Từ đó chúng tôi thấy rõ một điều trong cách diễn đạt của ông: lời kể có thể tiếp diễn nhưng cốt truyện đã kết thúc từ quá khứ. Trong giáo trình Sáng tác thơ ca dân gian Nga, Nô-vi-cô-va nhận định: “Thường thì mỗi người kể chuyện mới lại đưa ra thêm một dị bản mới của cùng một cốt truyện: trong các dị bản thì các tư tưởng và sơ đồ chung của cốt truyện là giống nhau, các mô-típ chung được nhắc lại, song về các chi tiết thì kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: