Danh mục

Tự động tái lập điện trong nâng cao chất lượng điện năng lưới phân phối

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kỹ thuật tự động hóa lưới điện kết hợp với hệ thống quản lý lưới phân phối, trên nền tảng hệ thống giám sát và điều khiển để thực hiện các ứng dụng như đánh giá tình trạng, định vị, cô lập sự cố và phục hồi cấp điện qua các ứng dụng cụ thể trên địa bàn của lưới điện phân phối TP HCM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự động tái lập điện trong nâng cao chất lượng điện năng lưới phân phối PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 475 TỰ ĐỘNG TÁI LẬP ĐIỆN TRONG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG LƯỚI PHÂN PHỐI Nguyễn Hữu Phúc1, Nguyễn Hoàng Hải  Nguyễn Trọng Tài2 1 Trường ĐH Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. HCM  2 Công ty TNHH TM Mỹ Phương, Hội Điện lực miền Nam (SE EA) Tóm tắt: Xu thế chung trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay là phát triển lưới điện thông minh trên nền lưới điện hiện hữu với mục tiêu nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Với tốc độ phát triển ngày càng cao của lưới điện Việt Nam nói chung và lưới điện TP HCM nói riêng, kèm theo là yêu cầu về chất lượng điện ngày càng tăng, cùng với các qui định nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện ngày càng khắt khe hơn, một yêu cầu cấp bách của việc vận hành lưới điện phân phối là cung cấp điện năng đến khách hàng ít bị ảnh hưởng nhất và thời gian mất điện ngắn nhất khi có sự cố. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, Tổng công ty Điện lực TPHCM đã và đang triển khai những giải pháp điển hình như đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện, triển khai giải pháp tự động hóa trong xây dựng lưới điện thông minh, ứng dụng công nghệ thi công, sửa chữa điện nóng (hotline) trên đường dây mang điện,... Trong bối cảnh đó, một trong những giải pháp trọng tâm là phát triển lưới điện phân phối thông minh có khả năng tự động tái lập điện một cách hiệu quả và nhanh nhất có thể đối với việc cung cấp điện sau sự cố, giảm thiểu số lần đóng cắt và bảo đảm việc vận hành lưới trong các định mức kỹ thuật. Bài báo trình bày kỹ thuật tự động hóa lưới điện kết hợp với hệ thống quản lý lưới phân phối, trên nền tảng hệ thống giám sát và điều khiển để thực hiện các ứng dụng như đánh giá tình trạng, định vị, cô lập sự cố và phục hồi cấp điện qua các ứng dụng cụ thể trên địa bàn của lưới điện phân phối TP HCM. Các đánh giá ban đầu cho thấy các hiệu quả to lớn mang lại trong việc nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện từ việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trên trong việc cấp điện cho khách hàng.1. GIỚI THIỆU Hiện nay các Tổng công ty Điện lực trong cả nước đang tích cực trong lộ trìnhphát triển lưới điện thông minh (LĐTM), với mục tiêu cơ bản về tự động hóa hệ thốngđiện giai đoạn 2016 – 2020. Trong các bước trên, trọng tâm là xây dựng cơ sở hạ tầngcông nghệ thông tin, viễn thông và tăng cường hệ thống giám sát, điều khiển tự độngcho hệ thống lưới điện, hệ thống đo đếm từ xa, nâng độ tin cậy của lưới điện, khả năngdự báo nhu cầu phụ tải và lập kế hoạch cung cấp điện, khách hàng chủ động quản lýthông tin chi tiết về sử dụng điện [1]. Theo [2, 3], các mục tiêu của LĐTM bao gồm:i/.độ tin cậy cao trong việc cấp điện với chất lượng như cam kết, ii/. độ bảo mật caotrước các hành vi tấn công mạng, iii/. tính kinh tế cao với giá điện hợp lí, iv/. tính hiệuquả trong khả năng kiểm soát tổn thất điện năng trong khâu truyền tải, phân phối, v/.tính thân thiện với môi trường, vi/. độ an toàn cao đối với công chúng và nhân viên làm476 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017việc trên lưới điện. Để thực hiện được các mục tiêu trên LĐTM cần phải bảo đảm cácchức năng: i/. làm việc với các nguồn phát điện phân tán (gió, mặt trời,…), ii/. quản línhu cầu phụ tải (Demand Side ManagementDSM) với việc khách hàng có thể quyếtđịnh nhu cầu tùy theo giá bán điện, iii/. khả năng tự phục hồi (selfhealing, selfrestoration) nâng cao độ tin cậy cấp điện, iv/. khả năng đảm bảo cấp điện trước các sựcố gây ra do tự nhiên hay con người, v/. tối ưu hóa việc quản lý và vận hành với tổn thấtđiện giảm thiểu. Trong các chức năng kể trên, chức năng tự động hóa lưới phân phối vớichức năng giám sát, điều khiển và truyền thông tin, với khả năng tự động hóa việc táilập điện khi có sự cố xảy ra trong hệ thống, là một chức năng quan trọng không thểthiếu trong quá trình phát triển LĐTM.2. KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG HÓA VỚI CHỨC NĂNG TỰ PHỤC HỒI CỦA LƯỚIPHÂN PHỐI LĐTM với đặc điểm có độ tin cậy cao, khả năng tự phục hồi, hiệu quả trong vậnhành, tương thích với các nguồn phát phân tán và tương tác với khách hàng là một xuthế mà các lưới điện hiện tại mong muốn phát triển đến. Do lưới điện phân phối là trêntuyến đầu, làm việc trực tiếp với khách hàng, nên bất cứ sự cố hay biến động nào trênlưới đều ảnh hưởng đến chất lượng và độ tin cậy cấp điện. Khả năng tự phục hồi là chứcnăng quan trọng trong xây dựng lộ trình hướng đến LĐTM cung cấp điện năng mộtcách tin cậy và chất lượng. Chứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: