![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tư duy nghệ thuật 'Thần linh chủ nghĩa' trong thần thoại Hy Lạp và thần thoại Ấn Độ
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 254.92 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong tiến trình văn học nhân loại có thể xem thần thoại là những tác phẩm văn học đầu tiên của mỗi dân tộc, khi tư duy con người còn rất mông muội, sơ khai và chưa có những hiểu biết khách quan về thế giới. Từ những hướng tiếp cận khác nhau có thể có rất nhiều những khái niệm về thần thoại hiểu theo cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Từ cái tên “thần thoại” cũng đã có thể cho chúng ta một cách hiểu phổ quát rằng đó là huyền thoại về những vị thần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy nghệ thuật “Thần linh chủ nghĩa” trong thần thoại Hy Lạp và thần thoại Ấn Độ TƯ DUY NGHỆ THUẬT “THẦN LINH CHỦ NGHĨA” TRONG THẦN THOẠI HY LẠP VÀ THẦN THOẠI ẤN ĐỘ BÙI THỊ ÁNH THU – TRƯƠNG THỊ QUY Khoa Ngữ văn Văn học so sánh là một ngành nghiên cứu mới của lý luận thế giới, chỉ mới ra đời và phát triển trong khoảng thế kỉ XIX nhưng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Từ chối các ranh giới để hướng đến những tập hợp văn học rộng lớn có tính quốc tế, xích gần những hiện tượng văn học liên quốc gia vốn khá cách biệt trong không gian và thời gian, mở rộng việc so sánh văn học với những lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật (âm nhạc, điện ảnh, hội họa) với các lĩnh vực diễn tả khác của nhân loại như triết học, tôn giáo, nhân loại học, xã hội học đã trở thành một nguyên tắc của văn học so sánh. Đồng thời văn học so sánh còn tiếp nhận vào bản thân nó những thành tựu của các lĩnh vực nghiên cứu văn học khác như Phân tâm học, Xã hội học, Biểu tượng học… Chính những yếu tố này mang lại những cơ sở vững chắc cho văn học so sánh phát triển nhưng đồng thời cũng hàm chứa bên trong nó nguy cơ tự đánh mất chính mình của văn học so sánh. Nghiên cứu và so sánh văn học dân gian ra đời cùng với sự ra đời của văn học so sánh cũng đạt được không ít những thành tựu với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng như Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đổng Chi… và mở ra cho chúng ta những hiểu biết về văn học dân gian một cách toàn diện, không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ nhất định về lãnh thổ hay văn hóa. Đó là điều đáng mừng cho nghiên cứu văn học nước ta. Trong tiến trình văn học nhân loại có thể xem thần thoại là những tác phẩm văn học đầu tiên của mỗi dân tộc, khi tư duy con người còn rất mông muội, sơ khai và chưa có những hiểu biết khách quan về thế giới. Từ những hướng tiếp cận khác nhau có thể có rất nhiều những khái niệm về thần thoại hiểu theo cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Từ cái tên “thần thoại” cũng đã có thể cho chúng ta một cách hiểu phổ quát rằng đó là huyền thoại về những vị thần. Qua quá trình tìm hiểu một số giáo trình của các tác giả nghiên cứu văn học dân gian cũng có thể đưa ra khái niệm phổ biến khác về thần thoại như sau: Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian kể về các vị thần, các anh hùng, những người sáng tạo văn hóa, phản ánh lịch sử và xã hội của người xưa theo một phương thức riêng (phương thức thần thoại). Đó là một thể loại đã được hình thành từ rất sớm. Nhân vật chính của thần thoại là những anh hùng, các vị thần, những người có công lớn với quốc gia, dân tộc. Phương thức phản ánh của nó cũng có những đặc trưng tương đối khác biệt mà các thể loại tiếp nối hay cả các sáng tác huyền thoại thế kỉ XX không có được, đó là phương thức thần thoại. Và khi nhắc đến thần thoại, chúng ta không thể không kể đến hai bộ thần thoại nổi tiếng trên thế giới là thần thoại Hy Lạp ở phương Tây và thần thoại Ấn Độ ở phương Đông. Hai bộ thần thoại trên đã thu nạp vào bản thân nó những vẻ đẹp về khoa học, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, hiểu biết… của hai dân tộc lớn thời bấy giờ. Đó là niềm tự hào chung của văn học thế giới bởi khả năng ảnh hưởng và sức sống mạnh mẽ của nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr: 151-157 152 BÙI THỊ ÁNH THU – TRƯƠNG THỊ QUY Tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết những nhiệm vụ thẩm mĩ. Tư duy nghệ thuật có thể được biểu hiện trên văn bản một cách trực tiếp hay gián tiếp nhưng phổ biến nhất là thông qua hình tượng nghệ thuật. Mặc dù là những sáng tác văn học thời kì đầu nhưng thần thoại cũng chịu sự chi phối của hệ thống tư duy nghệ thuật nhất định mà theo Đặng Anh Đào nhận định trong bộ sách Văn học phương Tây là: “Ý thức hệ trong thần thoại là ý thức hệ thần linh chủ nghĩa. Những sinh vật, những hiện tượng tự nhiên và cả những vật thể vô tri vô giác mà con người không hiểu nổi đều được gán cho một sức sống, một sức mạnh nào đó”. [13, tr. 21] Thần thoại nảy sinh do nhu cầu giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hôi con người thời tiền sử. Họ đã phát hiện được những vấn đề mang tính khoa học đúng đắn về một số hiện tượng tự nhiên, đồng thời cũng chứa đựng không ít những yếu tố hoang đường, phi lý, thể hiện sự bất lực của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Để bù đắp lại tất cả những điều đó thì họ đã quy tất cả vào hoạt động của các thần linh. Những hiện tượng kì ảo, hoang đường là kết quả của sự nhào nặn thế giới tự nhiên trong trí tưởng tượng của họ. Thần thoại, tư duy thần thoại là một hiện tượng mang tính lịch sử, là sản phẩm của một thời đại còn hạn chế (thấp kém) về mặt tư duy trong Công Xã Thị Tộc. Đồng thời, họ có một niềm tin to lớn vào thế giới thần linh mà mình d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư duy nghệ thuật “Thần linh chủ nghĩa” trong thần thoại Hy Lạp và thần thoại Ấn Độ TƯ DUY NGHỆ THUẬT “THẦN LINH CHỦ NGHĨA” TRONG THẦN THOẠI HY LẠP VÀ THẦN THOẠI ẤN ĐỘ BÙI THỊ ÁNH THU – TRƯƠNG THỊ QUY Khoa Ngữ văn Văn học so sánh là một ngành nghiên cứu mới của lý luận thế giới, chỉ mới ra đời và phát triển trong khoảng thế kỉ XIX nhưng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Từ chối các ranh giới để hướng đến những tập hợp văn học rộng lớn có tính quốc tế, xích gần những hiện tượng văn học liên quốc gia vốn khá cách biệt trong không gian và thời gian, mở rộng việc so sánh văn học với những lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật (âm nhạc, điện ảnh, hội họa) với các lĩnh vực diễn tả khác của nhân loại như triết học, tôn giáo, nhân loại học, xã hội học đã trở thành một nguyên tắc của văn học so sánh. Đồng thời văn học so sánh còn tiếp nhận vào bản thân nó những thành tựu của các lĩnh vực nghiên cứu văn học khác như Phân tâm học, Xã hội học, Biểu tượng học… Chính những yếu tố này mang lại những cơ sở vững chắc cho văn học so sánh phát triển nhưng đồng thời cũng hàm chứa bên trong nó nguy cơ tự đánh mất chính mình của văn học so sánh. Nghiên cứu và so sánh văn học dân gian ra đời cùng với sự ra đời của văn học so sánh cũng đạt được không ít những thành tựu với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng như Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đổng Chi… và mở ra cho chúng ta những hiểu biết về văn học dân gian một cách toàn diện, không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ nhất định về lãnh thổ hay văn hóa. Đó là điều đáng mừng cho nghiên cứu văn học nước ta. Trong tiến trình văn học nhân loại có thể xem thần thoại là những tác phẩm văn học đầu tiên của mỗi dân tộc, khi tư duy con người còn rất mông muội, sơ khai và chưa có những hiểu biết khách quan về thế giới. Từ những hướng tiếp cận khác nhau có thể có rất nhiều những khái niệm về thần thoại hiểu theo cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp. Từ cái tên “thần thoại” cũng đã có thể cho chúng ta một cách hiểu phổ quát rằng đó là huyền thoại về những vị thần. Qua quá trình tìm hiểu một số giáo trình của các tác giả nghiên cứu văn học dân gian cũng có thể đưa ra khái niệm phổ biến khác về thần thoại như sau: Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian kể về các vị thần, các anh hùng, những người sáng tạo văn hóa, phản ánh lịch sử và xã hội của người xưa theo một phương thức riêng (phương thức thần thoại). Đó là một thể loại đã được hình thành từ rất sớm. Nhân vật chính của thần thoại là những anh hùng, các vị thần, những người có công lớn với quốc gia, dân tộc. Phương thức phản ánh của nó cũng có những đặc trưng tương đối khác biệt mà các thể loại tiếp nối hay cả các sáng tác huyền thoại thế kỉ XX không có được, đó là phương thức thần thoại. Và khi nhắc đến thần thoại, chúng ta không thể không kể đến hai bộ thần thoại nổi tiếng trên thế giới là thần thoại Hy Lạp ở phương Tây và thần thoại Ấn Độ ở phương Đông. Hai bộ thần thoại trên đã thu nạp vào bản thân nó những vẻ đẹp về khoa học, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, hiểu biết… của hai dân tộc lớn thời bấy giờ. Đó là niềm tự hào chung của văn học thế giới bởi khả năng ảnh hưởng và sức sống mạnh mẽ của nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014 Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr: 151-157 152 BÙI THỊ ÁNH THU – TRƯƠNG THỊ QUY Tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hiện thực và giải quyết những nhiệm vụ thẩm mĩ. Tư duy nghệ thuật có thể được biểu hiện trên văn bản một cách trực tiếp hay gián tiếp nhưng phổ biến nhất là thông qua hình tượng nghệ thuật. Mặc dù là những sáng tác văn học thời kì đầu nhưng thần thoại cũng chịu sự chi phối của hệ thống tư duy nghệ thuật nhất định mà theo Đặng Anh Đào nhận định trong bộ sách Văn học phương Tây là: “Ý thức hệ trong thần thoại là ý thức hệ thần linh chủ nghĩa. Những sinh vật, những hiện tượng tự nhiên và cả những vật thể vô tri vô giác mà con người không hiểu nổi đều được gán cho một sức sống, một sức mạnh nào đó”. [13, tr. 21] Thần thoại nảy sinh do nhu cầu giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hôi con người thời tiền sử. Họ đã phát hiện được những vấn đề mang tính khoa học đúng đắn về một số hiện tượng tự nhiên, đồng thời cũng chứa đựng không ít những yếu tố hoang đường, phi lý, thể hiện sự bất lực của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Để bù đắp lại tất cả những điều đó thì họ đã quy tất cả vào hoạt động của các thần linh. Những hiện tượng kì ảo, hoang đường là kết quả của sự nhào nặn thế giới tự nhiên trong trí tưởng tượng của họ. Thần thoại, tư duy thần thoại là một hiện tượng mang tính lịch sử, là sản phẩm của một thời đại còn hạn chế (thấp kém) về mặt tư duy trong Công Xã Thị Tộc. Đồng thời, họ có một niềm tin to lớn vào thế giới thần linh mà mình d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn học so sánh Tư duy nghệ thuật Thần linh chủ nghĩa Thần thoại Hy Lạp Thần thoại Ấn ĐộTài liệu liên quan:
-
Nguồn gốc thần thoại Hy Lạp và mười hai vị thần trên đỉnh Olympus
10 trang 81 0 0 -
Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam: Phần 1
173 trang 53 0 0 -
10 trang 51 0 0
-
thần thoại sisyphus: phần 2 - nxb trẻ
127 trang 49 0 0 -
3 trang 45 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật
110 trang 38 0 0 -
cô gái mang trái tim đá: phần 2 - nxb văn học
303 trang 36 0 0 -
Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn minh Hy Lạp cổ đại
13 trang 33 0 0 -
cô gái mang trái tim đá: phần 1 - nxb văn học
285 trang 32 0 0 -
Những vấn đề lý luận văn học so sánh: Phần 1
85 trang 32 0 0