Danh mục

TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 1

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 48.03 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 1 TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Nguồn: Talawas Thực hiện ebook: Goldfish Đột phá khoa học của thế kỷ XX đượcđánh dấu bằng việc khám phá ra thuyếttương đối của nhà vật lý học Albert Einsteinngay vào những năm đầu thế kỷ đã làmchấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩalớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sựtác động dây chuyền và có tính chất lâu dàitrong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay mộtphương pháp tư tưởng đã hằn sâu thànhnếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu,có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngànhkhoa học, không chỉ khoa học tự nhiên màcả khoa học xã hội và nhân văn - phươngpháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây. 1. Trước hết, xin kể một vài kỷ niệm củachính người viết bài này về sự cảm nhậnEinstein. Là thế hệ gần cuối của lớp họcsinh kháng chiến chống Pháp trên mảnh đấtkhu IV tuy gọi là vùng tự do nhưng thựcchất rất ít có quan hệ thông thương với thếgiới bên ngoài, điều bất hạnh là tên tuổiEinstein ngay khi ông còn sống đã khôngđến được với chúng tôi. Mãi cho đến nămông lìa bỏ cõi trần được cả nhân loạithương tiếc mà những học sinh cấp III ởTrường phổ thông Phan Đình Phùng, mộtngôi trường nổi tiếng và cũng là ngôi trườngduy nhất có cấp học cao nhất ở Hà Tĩnhthuở ấy vẫn không biết ông là ai, bởi một lẽđơn giản, chương trình vật lý phổ thông bấygiờ không hề có một câu nào nhắc đếnEinstein. Và các thầy giáo của chúng tôi -của đáng tội không thể trách họ - trong khikhông tiếc lời đề cao những thiên tài khoahọc Nga và Liên Xô như Lomonossov,Mendeleev, Lobachevski, Pavlov,Mitchourine-Lyssenko... đã không hề nóimột câu nào về các nhà khoa học Âu Mỹ(trừ Darwin) nếu không là kích bác thậm tệnhư đối với thuyết di truyền, và chắc họcũng như chúng tôi chẳng hề biết Einsteinlà người nào. Không có gì đáng ngạc nhiênbởi vì tôi nhớ đây là năm mở đầu của cáitrào lưu ngợi ca Liên Xô và Trung Quốcsau hòa bình lập lại, đánh dấu bằng cuộctriển lãm rầm rộ lưu động từ xã này qua xãkhác về thành tựu khoa học của hai nướcđàn anh trong phe xã hội chủ nghĩa, trongđó tôi còn nhớ như in người ta đã giới thiệuLiên Xô chế ra những thần dược làm chocon người trẻ mãi, còn Trung Quốc thì tiêmmàu vào cây bông đến mức các thứ vải donhững loại bông ấy làm ra có màu sắc tươinguyên cho đến khi vải rách vẫn khôngphai. Xu hướng tụng ca một chiều mà saunày nhà thơ Việt Phương đã khái quát “Tanhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồnghồ Thụy Sĩ/Hình như đấy là niềm tin, ý chívà tự hào/Mường tượng rằng trăng TrungQuốc tròn hơn trăng nước Mỹ…” (“Cuộcđời yêu như vợ của ta ơi”) bắt đầu nảy sinhtừ đấy và ngày càng được khuếch đại, thìcũng dễ hiểu vì sao cái tên Einstein khôngđến tai người đi học những năm 50-55 dầuở bậc cuối cấp học phổ thông. Nhưng từ1956, lên đến đại học, thật là may mắn, tôibắt đầu nghe tên Einstein qua một vị Giáosư triết học, thầy Cao Xuân Huy, khi ôngthuyết trình trong một buổi giảng về logiquehọc: “Logique hình thức chỉ đáp ứng lý tínhcủa chúng ta như một khoa học hiển ngônbàn về chân ngụy của những phạm trù màlý tính kiểm chứng được. Nhưng có một nhàvật lý người Đức là Einstein từ lâu đã tìm ramột học thuyết hết sức thâm viễn gọi làthuyết tương đối hẹp và rộng mà để hiểuđược chúng, dù chỉ là một tí chút nào đấy,đòi hỏi chúng ta phải đảo lộn mọi logiquethông thường”. Tôi ngạc nhiên và thích thúvô cùng. Cái mệnh đề “A không phải là phiA” bây giờ phải lộn ngược lại mới hiểuđược Einstein sao? Con người ấy là ai màghê gớm đến thế? Nhiều năm sau tôi mớibiết thầy Cao Xuân Huy đã tìm hiểuEinstein từ khá lâu khi đào sâu vào triếthọc phương Đông, nhưng bấy giờ thì tôichưa thấy mối liên quan nào giữa Einsteinvới nền triết học đó, hơn nữa, dù cố gắngbao nhiêu tôi cũng chỉ hiểu Einstein mộtcách lờ mờ gần như là huyền thoại. Mãi đến năm 1959 ra trường, được phâncông về Nhà xuất bản Lao động, hứng thúcủa tôi đối với khoa học tự nhiên vẫn chưanguôi. Một hôm đi công tác lên Việt Trì và làlần đầu tiên trong đời được đi xe ô tô, tôirất vui thích, mặc dầu đó là một chiếc xecommanca với hai hàng ghế gỗ mà chúngtôi phải ngồi thành hai dãy quay mặt vàonhau. Xe chạy một chốc, tôi đang lơ đãngnhìn vào các bạn phía trước mặt mình,bỗng để ý thấy một chú ruồi đậu trên ve áomột người ở hàng ghế bên ấy cất cánh baysang đậu vào vai áo tôi. Chốc sau chú talại thảnh thơi bay ngang bay dọc, đậu vàovai những người khác. Tôi hết sức kinh dị.Bởi vì tôi biết xe ô tô đang chạy với mộttốc độ rất nhanh, năm sáu chục kilômét mộtgiờ là ít. Vậy thì tại sao khi chú ruồi cấtcánh bay khỏi vai người bạn của tôi nókhông bị chiếc xe đẩy tụt lại phía sau ngaylập tức mà thung dung như đang bay trongmột nơi yên tĩnh, chẳng hạn trong một ngôinhà? Lực vô hình nào đã giữ nó yên ổn vịtrí trong khoảng không của ô tô? Cứ giả thửnhư chúng ta có cách ...

Tài liệu được xem nhiều: