Danh mục

TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 7

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 73.19 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp thì đã là xấu rồi, đều biết thiện là thiện thì đã là bất thiện rồi. Cho nên hữu và vô sinh ra nhau, khó và dễ hoàn thành nhau, dài và ngắn kế tiếp nhau, cao và thấp nghiêng đổ nhau, âm và thanh hòa với nhau, trước và sau theo liền nhau”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 7UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tại Hội Anvào hai ngày 31-7-2005 và 1-8-2005. . 3. Chương 2 sách Lão Tử viết: “Thiên hạgiai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ; giai tri thiệnchi vi thiện, tư bất thiện dĩ. Cố hữu vôtương sinh, nan dị tương thành, trườngđoản tương giao, cao hạ tương khuynh,âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy 天下 皆 知 美 之 為 美 斯 惡已 。皆 知 善 之 為善 斯 不 善 已 。故 有 無 相 生。 難 易 相 成。長 短 較 。高 下 相 傾 。音 聲 相 和 。前後相 隨”. Tạm dịch: “Thiên hạ đều biết đẹp làđẹp thì đã là xấu rồi, đều biết thiện là thiệnthì đã là bất thiện rồi. Cho nên hữu và vôsinh ra nhau, khó và dễ hoàn thành nhau,dài và ngắn kế tiếp nhau, cao và thấpnghiêng đổ nhau, âm và thanh hòa vớinhau, trước và sau theo liền nhau”. Hãy cứdùng con mắt duy vật biện chứng mà suy,thì đây phải là một phát kiến hệ trọng củaLão Tử về sự tồn tại và chuyển hóa lẫnnhau giữa hai mặt đối lập ngay trong cùngmột sự vật. Chương 58 sách Lão Tử cònviết “Phúc hề họa chi sở ỷ, họa hề phúcchi sở bặc 福 兮 禍 之 所 倚 。禍 兮 福 之所 伏” - Phúc là chỗ dựa của họa, họa làchỗ ẩn náu của phúc. Hai mặt mâu thuẫnmai phục ở trong nhau, không có gì đúnghơn thế nữa! Nhưng cũng không loại trừmột cách hiểu thứ hai, rằng Lão Tử muốnnhắc ta: mọi cái khác biệt vốn dĩ là tươngđối, tách riêng chúng ra và xác quyết mộtchiều về chúng mà không đặt chúng trongnhững liên hệ, đối sánh, chưa phải là ýtưởng thích hợp. Cũng như: “Dụy chi dữ atương khứ kỷ hà? Thiện chi dữ ác tươngkhứ nhược hà? 唯 之 與 阿 。相 去 幾 何 。善 之 與 惡 。相 去 若 何” (Lão Tử chương20) - nhìn theo tri thức thông tục thì “ừ” và“hứ” là hai phản ứng đối nghịch, “thiện” và“ác” cũng là hai hành vi đạo đức khôngdung nạp nhau, nhưng đặt trong tầm vócĐạo của bậc triết nhân, những mặt tráingược giữa chúng đều trở nên vô nghĩa, sựcách biệt không còn đáng kể, chúng là đồngnhất mà thôi. Thế thì “Khúc tắc toàn, uổngtắc trực, oa tắc doanh, tệ tắc tân 曲 則 全 。枉 則 直 。窪 則 盈 。敝 則 新” (Lão Tửchương 22) - gãy thì tròn, cong thì thẳng,trũng thì cao, cũ thì mới... sự vật luôn luôntự nó đổi thay để trở về với Đạo, theo đótâm thế nhìn nhận sự vật cũng phải thấu thịmọi sự thay đổi để tri thức không rơi vàophiến diện. Dưới con mắt Lão Tử nhữnghiểu biết vừa vặn với lý trí chỉ là hiểu biếtchết, không bắt kịp sự vật đang vận động.Lần đầu tiên các phép tắc được xem là“thiên kinh địa nghĩa” - bền vững muôn đời -của nhiều vị thánh nhân thời cổ mà nhàcầm quyền các thời đại vẫn lấy làm chuẩnmực trị nước bị giáng một đòn rất nặng. Đối với Phật giáo, tư duy tương đối xemra còn được vận dụng một cách cao thâmhơn. Ta đều biết theo quan niệm nhà Phật,hai phạm trù cơ bản biểu thị hai trạng huống“vô” và “hữu” của mọi cảnh giới quanh mìnhlà “không” và “sắc”. Nhưng cũng giống như“vô” và “hữu” không thể tách khỏi nhaungay từ thuở khai sáng vũ trụ (Thiên “Hữuvô ca” trong kinh Vệ đà - Rigveda chép:“Hữu ký phi hữu, vô diệc phi hữu 有 旣 非有 。無 亦 非 有” [1] : Hữu đã không phải làhữu, vô cũng không phải là hữu), khi nói“không” và “sắc” cũng không hề có nghĩađấy phải là hai. Bát nhã tâm kinh viết: “Sắcbất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thịkhông không tức thị sắc 色 不 易 空 。空 不易 色 。色 即 是 空 。空 即 是 色” (Sắckhông khác với không, không không khácvới sắc. Sắc tức là không, không tức làsắc). Nếu cứ nhất thiết khu biệt “không” và“sắc” thành hai tức đã rơi vào “nhị kiến”, làcái nhìn chấp trước của những ai chưa ngộđạo, nó sẽ trói buộc tâm trí người ta trongvòng luẩn quẩn của sự u tối và không thểnào giải thoát được - không đạt được đếnchỗ xóa bỏ ngã kiến để đồng nhất mình vớicái tâm tịch lặng của trời đất. Cho nên Phậtđề xuất “phá chấp”, “tiêu trừ nhị kiến”, đòihỏi dẹp bỏ mọi sự phân chia cứng nhắcgiữa sinh-diệt, chân-vọng, thiện-ác, chính-tà, hạnh phúc-khổ đau, thậm chí giữa sinhtử và Niết bàn... Phật còn chủ trương “vôngã”, xem cứu cánh tối hậu của vũ trụ chỉ lànhững năng lượng tự tính của chân tâm chứtuyệt không có gì cả, giống y như việc bắnphá một hạt nhân nguyên tử cho đến cùngcũng sẽ giải phóng ra một năng lượng nàođấy mà không còn tìm thấy đâu cái gọi làvật chất nữa. Tinh thần phá chấp chính lànền tảng của chủ nghĩa nhân bản Phật giáo,không những làm mềm mại hẳn giáo lý nhàPhật, dẫn đến sự nẩy sinh những hệ pháicó ý nghĩa cách mạng như Thiền tông, màcòn tạo nên một bầu không khí bình đẳng,bác ái, hướng thiện trong sinh hoạt tínngưỡng cũng như trong cuộc sống hàngngày, là nguồn sức mạnh vô hình lớn laonâng đỡ chúng sinh vượt qua mọi bất hạnhchồng chất của đêm dài trung cổ. Ngoài Lão Tử và Phật giáo, cũng cầnphải nói đến Trang Chu, một học trò xuấtsắc của Lão ở thời Chiến quốc, đã triểnkhai Lão học thành một học phái mới, đặcbiệt đưa cảm hứng tương đối luận đi đếnmột chặng mốc rất xa. Không làm như triếthọc Hy Lạp và Danh gia học phái là phânloại sự vật theo thuộc tính, Trang Tử đặt tấtcả trong một thông số và đưa ra những đốisánh “cắc cớ” khiến cho mọi tiêu chí về ...

Tài liệu được xem nhiều: