Danh mục

Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải - 2

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.98 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải2 CN. Nguyễn Văn Nguyên Phòng Văn học nước ngoài Rõ ràng, sức ép phải nhanh chóng đối thoại với thế giới đối với các nhà khoa học xã hội Trung Quốc không hề nhỏ. Chính vì vậy, sự vội vã cũng có những sai lầm. Một trong những sai lầm chính là nóng vội áp đặt những phương pháp lý luận hoàn toàn xa lạ từ phương Tây vào lí luận Trung Quốc. Quá trình đó cũng đã gặp phải những lúng túng, thậm chí cứng nhắc khiến nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải - 2 Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải 2 CN. Nguyễn Văn Nguyên Phòng Văn học nước ngoàiRõ ràng, sức ép phải nhanh chóng đối thoại với thế giới đối với các nhà khoa họcxã hội Trung Quốc không hề nhỏ. Chính vì vậy, sự vội vã cũng có những sai lầm.Một trong những sai lầm chính là nóng vội áp đặt những phương pháp lý luậnhoàn toàn xa lạ từ phương Tây vào lí luận Trung Quốc. Quá trình đó cũng đã gặpphải những lúng túng, thậm chí cứng nhắc khiến nhiều lúc chính các nhà lý luận“lầm lạc” ngay trong lý luận của mình. Dương Nghĩa trong Tự sự học Trung Quốccũng đã có những nhận xét về hiện tượng đó. Ông viết: “Thứ tự thuận thời giancủa Trung Quốc là “Năm  tháng  ngày” trong khi thói quen của phương Tâylại là “ngày  tháng  năm”. Trật tự không giống nhau sẽ biểu thị cho ý nghĩakhông giống nhau  Trọng tâm ý nghĩa giữa Trung Quốc và phương Tây khônggiống nhau. Như thế là phương thức tư duy cũng khác nhau”(24). Ông chỉ ra: “Tưduy của người Trung Quốc là tính thống nhất, cái lớn bao hàm cái nhỏ; trong khitư duy phương Tây lại là tư duy phân tích, cái nhỏ bao hàm lớn. Vì vậy đã ảnhhưởng tới tự sự học của phương Tây và Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời gian vàphương thức vận hành của tác phẩm văn học. Tự sự phương Tây coi trọngflashback(25), bắt đầu từ một người, một sự kiện, giới thiệu một người và đưa vàosự kiện. Nhưng tự sự Trung Quốc lại coi trọng prolepsis(26), tức tự sự kiểu lời dựbáo. Tất thảy đều mông lung, lấy không gian, thời gian lớn để bao quát thời gian,không gian nhỏ”(27).Dương Nghĩa đã chỉ ra những dị biệt về quan niệm và thói quen của người TrungQuốc và phương Tây, từ đó đề xuất đặt lại điểm xuất phát cho việc nghiên cứu tựsự học đối với các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc, đó là phải “Trở lại vớibản thổ”. Ông cho rằng, văn học tự sự cổ điển Trung Qu ốc vốn có nguồn gốc sâuxa và đậm đặc đặc trưng Trung Quốc. Vì thế, để nghiên cứu văn học tự sự cổ điểnTrung Quốc phải xây dựng một nền lý luận tự sự học bắt đầu từ văn hóa TrungQuốc.Có thể thấy văn học tự sự đương đại Trung Quốc đã “mượn” rất nhiều cấu trúc vàkĩ xảo có nguồn gốc trực tiếp từ văn học và văn hóa phương Tây. Cũng phải côngnhận rằng, việc áp dụng những mô hình lý thuyết tự sự phương Tây trên một sốlĩnh vực cũng có sự tương đồng và hợp lí. Tuy nhiên để nghiên cứu các phươngthức tự sự trong văn học cổ điển Trung Quốc thì lại cần có những thận trọng vìphong cách tự sự là khác biệt với tự sự của phương Tây. Ví dụ như hiện tượng đảolộn trật tự thời gian trong những cuốn sử biên niên lớn của Trung Quốc. Nguyênnhân là do thói quen của các sử gia không muốn cắt vụn sự kiện qua lát cắt thờigian. Tính khởi điểm của tự sự thường liên quan tới tính tổng thể của tác phẩm.Thói quen của văn học Trung Quốc th ường định vị bằng những không gian lớn,giá trị lớn. Đây là một trong những điểm cốt yếu của văn hóa Trung Quốc. Khácvới điều này, chủ nghĩa cấu trúc của phương Tây thường bỏ qua những nhân tố tácgiả và lịch sử, xã hội trong bình diện kết cấu, trong khi ở Trung Quốc, cấu trúc củatác phẩm lại là mối quan hệ giữa cấu trúc và kĩ pháp. Kết cấu của một từ trước hếtlà động từ, sau mới kéo theo danh từ có tính động từ. Dương Nghĩa cho rằng: “Cáchọc giả đương đại khi áp dụng những thuật ngữ phương Tây vào nghiên cứu thờicổ đại cần phải có những ki ến thức của thời hiện đại, và cũng phải biết chuyển hóanhững trí tuệ cổ kim, với mục tiêu Trung Quốc và nước ngoài cùng hưởng. Cầnnhất là phải có khả năng sáng tạo khi chuyển hóa những thuật ngữ hay từ ngữ cótính sáng chế. Như thế ngôn ngữ mới có thể chuyển tải được trí tuệ văn hóa”(28).Cùng chú trọng với việc diễn dịch những thuật ngữ từ phương Tây vào TrungQuốc, Thân Đan trong bài Tựa của tập Ngả đường Trung Quốc của Tự sự học(29)đã nêu lên hiện trạng thói quen sử dụng những thuật ngữ được dịch từ nước ngoàivề tiếng Trung. Ông cho rằng việc dịch thuật và sử dụng chúng không chính xáccũng gây nên những rối rắm, những sai lầm không đáng có đối với nghiên cứu tựsự học ở Trung Quốc.Ví dụ việc dịch thuật ngữ narratologie (tự sự học) cũng gây ra những hiểu lầmđáng tiếc. Ông viết: “Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn quen chuyển dịch mộtsố khái niệm “tự sự” narratologie (tiếng Pháp) và narratology (tiếng Anh) sangtiếng Trung thành 叙事学 (Tự sự học) và 叙述学 (Tự thuật học). Tuy nhiên khi ápdụng từng trường hợp cụ thể lại thấy có sự không nhất quán. “Tự sự (叙事) là mộtkết cấu động tân, chỉ hành vi giảng thuật (tự 叙) và đối tượng được kể (sự事); mà“tự thuật (叙述)” lại không thuộc dạng kết cấu, mà nhằm chỉ hành vi trùng lặp (tự叙 + thuật述). “Tự thuật” có quan hệ mật thiết với “người tự thuật”, phù hợp ởtầng ngôn ngữ biểu đạt mà từ “tự sự” rất thích hợp cả hai tầng ngôn ngữ biểu đạtvà kết cấu câu chuyện. Do vậy, ở một phạm ...

Tài liệu được xem nhiều: