Danh mục

Từ thực tiễn quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 417.21 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thị trường lao động trước những đợt sóng của Công nghiệp 4.0 (I4.0) mang lại các cơ hội và thách thức to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đó là khả năng cải thiện năng lực cạnh tranh và yêu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp, cách thức lãnh đạo và quản trị nguồn nhân lực (HRM). Bài viết này phân tích thực tiễn HRM doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ với chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế (GCIs), những vấn đề đặt ra và khuyến nghị các hàm ý chính sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ thực tiễn quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0 TỪ THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc1 Tóm tắt: Thị trường lao động trước những đợt sóng của Công nghiệp 4.0 (I4.0) mang lại các cơ hội và thách thức to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đó là khả năng cải thiện năng lực cạnh tranh và yêu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp, cách thức lãnh đạo và quản trị nguồn nhân lực (HRM). Bài viết này phân tích thực tiễn HRM doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ với chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế (GCIs), những vấn đề đặt ra và khuyến nghị các hàm ý chính sách. Từ khóa: Năng lực, năng lực cạnh tranh, quản trị nguồn nhân lực, kỹ năng. Abstract: The new labour market taking shape in the wake of the Industry 4.0 (I4.0) holds both oppportunities and challenges for the Vietnam economy, that improving competitiveness and the requesting enterprise structure, style of leadingship and human resource management (HRM). This article analysies HRM practices of Vietnam enterprises in relation with the Global Competitiveness Index (GCIs) of the economy, the isues and policy recommentation. Keywords: competence; compatativeness; human resource management; skill. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp có quan hệ và đóng góp gì vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế? Cấu trúc doanh nghiệp và phong cách lãnh đạo doanh nghiệp cần thay đổi ra sao trong bối cảnh công nghệ mới? Mô hình HRM và năng lực của người lao động cần định hình thế nào. Đó là những câu hỏi không dễ trả lời khi mà rất nhiều yếu tố liên quan là bất định. Trên thực tế, các chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018 của Việt Nam đều ở vị trí thấp, mà nguyên nhân quan trọng có thể là do đào tạo, sử dụng, đánh giá, trả công và môi trường làm việc của lao động Việt Nam còn chậm thích ứng với I4.0 và chưa là môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo và học tập suốt đời. 2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH I4.0 Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố, Việt Nam đạt 58,1/100 điểm, xếp thứ 77/140 nước tham gia xếp hạng, bị tụt 3 bậc so với đánh giá năm 2017 (Hình 1). 1 Email: bangoc_ulsa@yahoo.com.vn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 441 Hình 1. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2018 Nguồn: Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Trong số 12 trụ cột để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia thì ở 4 trụ cột liên quan trực tiếp đến năng lực con người và chất lượng quản trị nguồn nhân lực là thể chế, chất lượng nguồn nhân lực (kỹ năng), kết nối hiệu quả cung cầu lao động (TTLĐ) và đổi mới sáng tạo (năng lực sáng tạo) - Việt Nam đều ở vị trí rất thấp; về thể chế, Việt Nam đạt 49,5/100 điểm, xếp thứ 94/140 nước tham gia xếp hạng; về kỹ năng của nguồn nhân lực, Việt Nam được 54,3/100 điểm, xếp thứ 97/140; thứ 90/140 về thị trường lao động; thứ 82/140 về khả năng sáng tạo. Trong khi đó, các chỉ số tương ứng của Singapore đều cao vượt trội so với Việt Nam, đứng thứ 2/140 về năng lực cạnh tranh quốc gia, thứ 3/140 về thể chế, thứ 20/140 về kỹ năng nguồn nhân lực, thứ 3/140 về thị trường lao động và thứ 14/140 về khả năng sáng tạo. Bảng 1: Một số chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo đánh giá của WEF Chỉ tiêu Điểm/100 Xếp hạng trong 140 nước Việt Nam Singapore Việt Nam Singapore Tổng thể 58,1 83,5 77 2 Thể chế 49,5 80,7 94 3 - Trong đó: Vốn xã hội 48,0 57,6 93 26 Kỹ năng 54,3 76,0 97 20 - Trong đó: Mức độ đào tạo nhân viên 45,8 72,5 81 6 Thị trường lao động 55,6 80,2 90 3 - Trong đó: Linh hoạt trong xác định tiền lương 61,7 84,5 89 4 Năng lực đổi mới sáng tạo 33,4 75,0 82 14 - Trong đó: Hợp tác với nhiều đối tác 38,2 64,9 97 12 Nguồn: WEF 2018 Nếu chi tiết hơn về các chỉ tiêu thành phần, có thể thấy rõ các yếu tố con người trực tiếp tạo lên sức cạnh tranh của chúng ta tương đối yếu, ví dụ, vốn xã hội 93/140; mức độ đào tạo nhân viên 442 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 81/140; kỹ năng của sinh viên ra trường 128/140; khả năng tuyển lao động kỹ năng 104/140; linh hoạt trong xác định tiền lương 89/140; quản trị dựa trên người tài 124/140; tính đa dạng của lực lượng lao động 91/140; chấp nhận rủi ro kinh doanh 93/140; sự đa dạng của lực lượng lao động 91/140; hợp tác các bên trong đổi mới sáng tạo 97/1401… Phải chăng, năng lực cạnh tranh thấp của nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực của quản trị nguồn nhân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: