Danh mục

Từ tiếng việt cổ trong Dictionarium anamitico - Latinum của J.L.taberd

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 245.51 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếng Việt như chúng ta đang sử dụng ngày nay đã trải qua một quá trình lâu dài hình thành, biến đổi và phát triển, đã được rèn giũa, chuẩn hoá để trở thành một thứ tiếng giàu đẹp, phong phú, diễn đạt hết các ý tưởng. Trong quá trình đó, bằng nhiều cơ chế khác nhau, tiếng Việt không ngừng sản sinh ra các đơn vị từ vựng mới nhằm cập nhật và hiện đại hóa ngôn ngữ, đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội. Đồng thời tiếng Việt cũng dần mất đi một bộ phận từ ngữ hoặc chúng bị đẩy lùi xuống lớp từ vựng tiêu cực, thu hẹp phạm vi sử dụng. Đó chính là hệ thống từ ngữ cổ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ tiếng việt cổ trong Dictionarium anamitico - Latinum của J.L.taberd TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 TỪ TIẾNG VIỆT CỔ TRONG DICTIONARIUM ANAMITICO - LATINUM CỦA J.L.TABERD Đỗ Thùy Trang Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt. Tiếng Việt như chúng ta đang sử dụng ngày nay đã trải qua một quá trình lâu dài hình thành, biến đổi và phát triển, đã được rèn giũa, chuẩn hoá để trở thành một thứ tiếng giàu đẹp, phong phú, diễn đạt hết các ý tưởng. Trong quá trình đó, bằng nhiều cơ chế khác nhau, tiếng Việt không ngừng sản sinh ra các đơn vị từ vựng mới nhằm cập nhật và hiện đại hóa ngôn ngữ, đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội. Đồng thời tiếng Việt cũng dần mất đi một bộ phận từ ngữ hoặc chúng bị đẩy lùi xuống lớp từ vựng tiêu cực, thu hẹp phạm vi sử dụng. Đó chính là hệ thống từ ngữ cổ. Đối với đa số người bản ngữ đương đại, hệ thống từ cổ này thực sự như những “tử ngữ”, chúng không được tri nhận, lưu giữ trong ý thức và sử dụng trong đời sống hàng ngày. Chúng ta chỉ có thể bắt gặp chúng như một hình ảnh của quá khứ xa xôi trong các tác phẩm văn chương cổ, đặc biệt chúng được ghi chép và lưu giữ trong những cuốn từ điển của các giáo sĩ phương Tây và các linh mục Việt Nam biên soạn vào thời kỳ bình minh của chữ quốc ngữ như từ điển Anam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La) của Giáo sĩ Alexandre de Rhodes, Dictionarium Anamitico -Latinum (tự vị Việt - Latinh) do giám mục Taberd biên soạn và Đại Nam Quốc âm tự vị của P.Huỳnh Tịnh Của. Trong đó, không thể không nhắc đến hệ thống từ ngữ tiếng Việt cổ trong Dictionarium Anamitico- Latinum của giám mục J.L.Taberd. 1. VỀ DICTIONARIUM ANAMITICO - LATINUM Dictionarium Anamitico -Latinum (Nam Việt dương hiệp tự vị; Tự vị Việt - Latinh) do giám mục Jean Louis Taberd biên soạn tại Việt Nam từ cuối thế kỉ XVIII (từ năm 1772 đến năm 1773) nhưng mãi đến đầu thế kỉ XIX mới được xuất bản tại Ấn Độ (năm 1838). Là “một tài liệu không thể bỏ qua vì nó đánh dấu một chặng đường quan trọng trong lịch sử hình thành nền quốc học Việt Nam” (Trần Văn Toàn - Cựu GS ĐH Công giáo Lile, Pháp) nhưng đến nay tự vị Việt - Latinh hầu như đã tuyệt bản. Ngay từ thế kỉ XVII, các giáo sĩ Tây phương sang Việt Nam truyền giáo đã ra sức quan sát phong tục tập quán, đồng thời học cả tiếng nói và chữ viết của người bản xứ để dễ bề chia sẻ niềm tin tôn giáo của họ. Trong thời kỳ này các giáo sĩ phương Tây không chỉ là những nhà truyền bá tôn giáo mà họ còn tỏ ra là những người am hiểu văn hóa, ngôn ngữ của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Điều này thể hiện qua những cuốn sách, những công trình nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau như tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ... họ còn để lại cho hậu thế. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 Bìa và trang nhất tự vị Việt - Latinh của J.Taberd TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 Đầu thế kỉ XVII, giáo sĩ Girolamo Maiorica (Ý) đã soạn ra hàng chục cuốn sách đạo bằng chữ Nôm. Sau đó giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Pháp) đã cho in tại Roma năm 1651 sách giáo lí bằng chữ quốc ngữ, sách về ngữ học Việt Nam bằng tiếng Latinh và tự vị Việt-Bồ-La. Sáng tạo ra các công trình ấy vốn là những người có học thức, có đầu óc cởi mở và được giúp sức bởi những người bản xứ, vốn là những thầy giảng đi theo cộng tác trong việc truyền giáo. Họ cũng là những người biết chữ Hán, chữ Nôm và hiểu biết các phong tục tập quán nước ta. Mấy thế kỉ về trước, tiếng Latinh là ngôn ngữ dùng trong giáo hội Công giáo đồng thời cũng là ngôn ngữ của giới học giả châu Âu, cũng như vị trí của chữ Hán ở miền Đông châu Á. Các giáo sĩ, các học giả thời đó ngoài tiếng mẹ đẻ còn am hiểu cả tiếng Latinh. Vì thế, Taberd cũng như các giáo sĩ khác viết sách và tự điển bằng tiếng Latinh, không chỉ dành cho người Công giáo mà còn hướng đến giới học giả châu Âu nhằm giới thiệu ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam. Thật thú vị khi A.de Rhodes, J.Taberd là những người nói tiếng Pháp nhưng đã soạn tự vị Việt - Latinh chứ không soạn tự vị Việt - Pháp. Lý do thật đơn giản, họ là những người đi giảng đạo, chia sẻ niềm tin Công giáo chứ không phải là người đi truyền bá văn hoá, chính trị và học thuật nước Pháp. Về sau này, khi người Pháp can thiệp vào Việt Nam và đặt nền móng thống trị trên đất nước Việt Nam, thì lúc đó mới xuất hiện tự vị Pháp-Việt, Việt-Pháp. Nét độc đáo của Tự vị Taberd là có cả chữ Latinh, chữ Nôm lẫn chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ được ghi khá chính xác cách phát âm, còn chữ Nôm chỉ ghi bằng mặt chữ. Phần đầu cuốn từ điển, tác giả trình bày những nhận xét sơ bộ về tiếng Việt, sau đó giảng về TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 âm học, thanh học và văn phạm Việt Nam. Soạn giả viết tỉ mỉ về chính âm, phụ âm đầu và phụ âm cuối, đặc biệt là về hệ thống sáu thanh điệu của tiếng Đàng Ngoài. Phần chính của tự vị gồm 620 trang, mỗi trang chia làm hai cột. Các chữ trong tự vị được xếp theo trật tự ABC của mẫu tự Latinh nhưng mỗi từ đều được viết bằng chữ Nôm trước, sau đó viết theo mẫu tự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: