Danh mục

Tư tưởng của Jean Jacques Rousseau về giáo dục

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.30 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tư tưởng của Jean Jacques Rousseau về giáo dục trình bày: J.Rousseau là một nhà tư tưởng lớn về giáo dục. Trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục, J.Rousseau cho rằng hiểu người học là một nguyên lý giáo dục. Theo đó, để hiểu người học cần hiểu con người và bản chất con người nói chung, cần hiểu nhà giáo dục; hiểu người học là hiểu những gì đã, đang diễn ra và tất nhiên sẽ trở thành ở người học, là hiểu quá trình đứa trẻ tự trở thành một con người,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng của Jean Jacques Rousseau về giáo dụcTư tưởng của Jean Jacques Rousseau về giáo dụcPhạm Văn Chung11Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.Email: chungpv2000@gmail.comNhận ngày 5 tháng 9 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 9 năm 2017.Tóm tắt: J. Rousseau là một nhà tư tưởng lớn về giáo dục. Trong tác phẩm Émile hay là về giáodục, J. Rousseau cho rằng hiểu người học là một nguyên lý giáo dục. Theo đó, để hiểu người họccần hiểu con người và bản chất con người nói chung, cần hiểu nhà giáo dục; hiểu người học là hiểunhững gì đã, đang diễn ra và tất nhiên sẽ trở thành ở người học, là hiểu quá trình đứa trẻ tự trởthành một con người. Tư tưởng này có ý nghĩa thời sự lớn và sâu sắc đối với giáo dục nhân loạihiện nay; phù hợp với triết lý đổi mới giáo dục theo phương châm “lấy người học làm trung tâm”.Từ khóa: Giáo dục, triết học giáo dục, J. Rousseau.Phân loại ngành: Giáo dục họcAbstract: J. J. Rousseau was a great thinker of education. In his work “Emile, or On Education”, J.J. Rousseau believes that understanding learners is a principle of education. Accordingly, so as tounderstand the learners, one needs to understand humans and the human nature in general, and alsothe educator. Understanding learners means understanding what has occurred, and is occuring inthem, and how they will surely become, as well as understanding the process of a child becoming ahuman being. The thought bears topical and profound significance to mankind’s education today,and is in line with the philosophy of education renovation under the motto of “putting the learner atthe centre”.Keywords: Education, philosophy of education, J. J. Rousseau.Subject classification: Educational science1. Mở đầuJ. Rousseau (1724-1804) là một trongnhững nhà tư tưởng tiêu biểu của Pháp thờikỳ Khai sáng. Một trong những tác phẩmnổi tiếng của ông là Émile hay là vềgiáo dục. Tác phẩm này được công bố vào84năm 1762. Đây là một tác phẩm đặc sắc,được xem như tác phẩm quan trọng và haynhất trong số những trước tác của J.Rousseau, trong đó chứa đựng những nộidung tư tưởng thuộc nhiều lĩnh vực (nhưtriết học, giáo dục học, đạo đức, xã hội,...).Dưới hình thức thể hiện đặc sắc, mang dángPhạm Văn Chungdấp một tiểu thuyết, J. Rousseau đã hư cấunhân vật Émile được sinh ra và lớn lêntrong một điều kiện giáo dục đặc biệt. Tuynhiên, toàn bộ câu chuyện về Émile, cùngvới nhiều đoạn bình luận rất hay được nêulên ở đây đã thể hiện tư tưởng triết học giáodục sâu sắc của J. Rousseau. Tư tưởng củaJ. Rousseau về giáo dục bao hàm tư tưởngvề tính chất, đặc trưng, nội dung, đối tượng,mục tiêu, phương thức giáo dục; tư tưởngvề tính tất yếu, vai trò của giáo dục; tưtưởng về toàn bộ hoạt động giáo dục…Trong bài “Émile hay là về giáo dục - mộttriết lý giáo dục nhân bản: dạy và học làmngười” [5, tr.7-23] của Bùi Văn Nam Sơn(bài giới thiệu cho cuốn sách Émile hay làvề giáo dục của J. Rousseau), ông đã tiếpcận tư tưởng giáo dục của J. Rousseau vớitư cách một triết lý giáo dục. Bài viết gâyấn tượng sâu sắc cho người đọc về nộidung, giá trị nhân bản của tư tưởng giáodục của J. Rousseau. Triết lý giáo dục màBùi Văn Nam Sơn chỉ ra ở đây là triết lý vềmục tiêu và phương thức giáo dục. Theoông, đây là một hoặc một trong những nộidung quan trọng trong tư tưởng giáo dụccủa J. Rousseau. Triết lý của J. Rousseau vềmục tiêu và phương thức giáo dục tuy có vịtrí quan trọng, nhưng không phải là cănbản. Triết lý của J. Rousseau về người họcmới là căn bản. Nội dung của triết lý đó cóthể nói tóm tắt là “hiểu người học”. Bài viếtnày giới thiệu tư tưởng của J. Rousseautrong tác phẩm Émile hay là về giáo dục vềgiáo dục, trong đó tập trung phân tích tưtưởng về người học2. Nội dung tư tưởng của J. Rousseau vềgiáo dụcJ. Rousseau cho rằng, trong giáo dục cầnphải hiểu người học, nhất là trẻ thơ. Theoông, có một sự thật rất đáng lên án, đó làkhông hề hiểu biết tuổi thơ, hoặc hiểu sailầm về tuổi thơ. Ông viết: “Chúng ta khôngbao giờ biết đặt mình vào địa vị trẻ em,chúng ta không thâm nhập các ý tưởng củachúng, chúng ta gán cho chúng các ý tưởngcủa mình; và bằng cách luôn đi theo nhữngsuy luận của mình, với những chuỗi chân lýnối tiếp, chúng ta chỉ chồng chất vào đầu ócchúng toàn những điều ngông cuồng vô lývà sai lầm mà thôi” [5, tr.221], “những bậchiền minh nhất chuyên chú vào những điềucon người cần biết, mà không coi trọngnhững điều trẻ con có thể học được. Họluôn tìm kiếm người lớn trong đứa trẻ, màkhông nghĩ về hiện trạng của đứa trẻ trướckhi nó là người lớn” [5, tr.26]. J. Rousseaucoi nhiệm vụ lớn lao của mình là quan tâmsâu sắc, “chuyên tâm nghiên cứu” về ngườihọc, nhất là trẻ thơ. Ông khẳng định rằng:“Nếu như toàn bộ phương pháp tôi đề xuấtcó sai lầm và hão huyền, thì mọi người vẫncó thể lợi dụng được các quan sát của tôi.Tôi có thể nhìn rất kém những điều cầnlàm, nhưng tôi cho rằng mình đã nhìn rõchủ thể mà trên đó ta cần t ...

Tài liệu được xem nhiều: