Tư tưởng 'đức trị' của Khổng Tử và vận dụng trong quản lí giáo dục
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 394.56 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nho học là dòng chính của văn hóa Trung Hoa cổ đại, hệ tư tưởng này đã góp phần làm nên tính cách con người, tâm lí dân tộc Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa Phương Đông. Nho học bao hàm nhiều nội dung triết học phong phú và đa dạng. Trong đó có tư tưởng “Đức Trị” của Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo, là một trong những nội dung sâu sắc, giàu sức sống và ngày nay đang có tầm ảnh hưởng lớn đến công việc quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết "Tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử và vận dụng trong quản lí giáo dục" để biết thêm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử và vận dụng trong quản lí giáo dục KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 TƢ TƢỞNG “ĐỨC TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ VÀ VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC Nguyễn Thị Linh Chi, Cò Thị Thảo, Dương Thị Trang, Lớp K63, Khoa Quản lí Giáo dục GVHD: ThS. Vũ Thị Mai Hương Tóm tắt: Nho học là dòng chính của văn hóa Trung Hoa cổ đại, hệ tư tưởng này đã góp phần làm nêntính cách con người, tâm lí dân tộc Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa PhươngĐông. Nho học bao hàm nhiều nội dung triết học phong phú và đa dạng. Trong đó có tư tưởng “Đức Trị”của Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo, là một trong những nội dung sâu sắc, giàu sức sống và ngàynay đang có tầm ảnh hưởng lớn đến công việc quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng. Tư tưởng ấychủ trương “trọng đức nhẹ hình”. Qua đó việc tu thân cũng rất cần thiết, nó đòi hỏi mỗi con người cần phảitu dưỡng đạo đức để ngày càng hòan thiện bản thân. Key word: Tư tưởng quản lí, tư tưởng “Đức trị”, tư tưởng Khổng Tử.I. MỞ ĐẦU Nho học là dòng chính của văn hóa Trung Hoa cổ đại, hệ tư tưởng này đã góp phầnlàm nên tính cách con người, tâm lí dân tộc Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến sự pháttriển văn hóa Phương Đông. Cống hiến đáng kể của Nho giáo cho văn hóa loài người là đềcao vai trò của văn hóa giáo dục. Coi giáo dục là con đường quan trọng để thúc đẩy pháttriển hoặc làm nên bản sắc con người. Nho học bao hàm nhiều nội dung triết học phongphú và đa dạng. Trong đó có tư tưởng “Đức Trị” của Khổng Tử - người sáng lập ra Nhogiáo, là một trong những nội dung sâu sắc, giàu sức sống và ngày nay đang có tầm ảnhhưởng lớn đến công việc quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng.II. NỘI DUNG1. Tư tưởng “Đức Trị” của Khổng Tử 1.1. Một vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề Tư tưởng “Đức Trị” của Khổng Tử đã được rất nhiều học giả trên thế giới quan tâmvà có những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Trong đó có hai tư liệu chính nghiên cứuvề đề tài là tài liệu trực tiếp và tài liệu gián tiếp. 1.1.1. Trên thế giới Nhiều học giả đã tham gia nghiên cứu viết về Khổng Tử cũng như tư tưởng quản lícủa ông. Một trong những tác phẩm tiêu biểu, sâu sắc nhất phải kể đến “Luận ngữ”- mộttrong những tác phẩm hàng đầu của bộ “Tứ thư”. Hay nhà sử học Tư Mã Thiên (145-86 tr.CN) đã hoàn thiện bộ “Sử kí” năm 91 tr.CN.Cả thiên truyện là những đoạn văn miêu tả sống động cuộc sống và những tư tưởng củaKhổng Tử thông qua nhân vật và những sự kiện có thật trong lịch sử, các câu chuyện cónguồn chính xác và điều chỉnh cho đúng thực tế.394 KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Trong giai đoạn sau còn có một số tác phẩm nổi tiếng về cuộc đời của Khổng Tửcũng như tư tưởng quản lí “Đức Trị” với những hướng nghiên cứu khác. Nổi tiếng là tácphẩm “Đàm đạo của Khổng Tử” – là một tác phẩm “Đàm đạo xuyên thế kỉ” vượt cả thờigian và không gian của Hồ Văn Phi. Tác giả đã thông qua cuộc trò chuyện, đàm đạo vớiKhổng Tử để cung cấp cho chúng ta những Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, cách xử thế... 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Với nước ta, Nho giáo vô cùng quan trọng được áp dụng nhiều trong chính trị vàgiáo dục, chính vì thế mà đã có nhiều học giả đã dày công nghiên cứu về ông cũng như tưtưởng quản lí “Đức Trị”. Một trong những công trình nghiên cứu đó phải kể đến cuốn“Khổng Tử tinh hoa” (1966) của nhân tử Nguyễn Văn Thọ, với phương pháp tu thân và trịdân của người xưa, đồng thời tìm hiểu thân thế và định mệnh con người qua lăng kính củaKhổng giáo. Đến năm 1972, nhà văn nhà dịch giả Nguyễn Hiến Lê đã xuất bản cuốn sách“Khổng Tử” ông chủ trương dùng Luận ngữ mà tìm hiểu Khổng Tử. Rất nhiều học giả ở Việt Nam khác đã đi sâu nghiên cứu về Khổng Tử như: tác giảLê Vinh Khẩn với tác phẩm “Khổng Tử - Từ bình dị đến siêu phàm” (2010), hay cuốn“lịch sử giáo dục thế giới” của nhà giáo Nguyễn Lân, hay tác phẩm cùng tên của Hà NhậtThăng và Đào Thanh Âm in năm 1998, hay cũng quyển với tựa đề này của PGS.TS BùiMinh Hiền cũng đã đề cập nhiều tới vấn đề này... Nhìn chung, có rất nhiều tác giả đã đề cập tới Khổng Tử và quan điểm của ông. Dựa vàođây ta có thể chia thành hai quan điểm: một loại khẳng định tính đúng đắn, tích cực, thừa nhậntư tưởng của ông, một loại quan điểm thì không đồng ý, phê phán các quan điểm của ông. Khoa học quản lí nói chung, chuyên ngành quản lí giáo dục nói riêng cũng được nhiềungười để ý và quan tâm. Sự hình thành tư tưởng quản lí phải trải qua thời gian dài, có sự kế thừavà nối tiếp đồng thời cũng phát huy sáng tạo các tư tưởng, trong đó có tư tưởng “Đức Trị”, tưtưởng đã góp phần làm hoàn thành khoa học quản lí cũng như các nhận thức về quả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử và vận dụng trong quản lí giáo dục KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 TƢ TƢỞNG “ĐỨC TRỊ” CỦA KHỔNG TỬ VÀ VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC Nguyễn Thị Linh Chi, Cò Thị Thảo, Dương Thị Trang, Lớp K63, Khoa Quản lí Giáo dục GVHD: ThS. Vũ Thị Mai Hương Tóm tắt: Nho học là dòng chính của văn hóa Trung Hoa cổ đại, hệ tư tưởng này đã góp phần làm nêntính cách con người, tâm lí dân tộc Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển văn hóa PhươngĐông. Nho học bao hàm nhiều nội dung triết học phong phú và đa dạng. Trong đó có tư tưởng “Đức Trị”của Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo, là một trong những nội dung sâu sắc, giàu sức sống và ngàynay đang có tầm ảnh hưởng lớn đến công việc quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng. Tư tưởng ấychủ trương “trọng đức nhẹ hình”. Qua đó việc tu thân cũng rất cần thiết, nó đòi hỏi mỗi con người cần phảitu dưỡng đạo đức để ngày càng hòan thiện bản thân. Key word: Tư tưởng quản lí, tư tưởng “Đức trị”, tư tưởng Khổng Tử.I. MỞ ĐẦU Nho học là dòng chính của văn hóa Trung Hoa cổ đại, hệ tư tưởng này đã góp phầnlàm nên tính cách con người, tâm lí dân tộc Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến sự pháttriển văn hóa Phương Đông. Cống hiến đáng kể của Nho giáo cho văn hóa loài người là đềcao vai trò của văn hóa giáo dục. Coi giáo dục là con đường quan trọng để thúc đẩy pháttriển hoặc làm nên bản sắc con người. Nho học bao hàm nhiều nội dung triết học phongphú và đa dạng. Trong đó có tư tưởng “Đức Trị” của Khổng Tử - người sáng lập ra Nhogiáo, là một trong những nội dung sâu sắc, giàu sức sống và ngày nay đang có tầm ảnhhưởng lớn đến công việc quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng.II. NỘI DUNG1. Tư tưởng “Đức Trị” của Khổng Tử 1.1. Một vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề Tư tưởng “Đức Trị” của Khổng Tử đã được rất nhiều học giả trên thế giới quan tâmvà có những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Trong đó có hai tư liệu chính nghiên cứuvề đề tài là tài liệu trực tiếp và tài liệu gián tiếp. 1.1.1. Trên thế giới Nhiều học giả đã tham gia nghiên cứu viết về Khổng Tử cũng như tư tưởng quản lícủa ông. Một trong những tác phẩm tiêu biểu, sâu sắc nhất phải kể đến “Luận ngữ”- mộttrong những tác phẩm hàng đầu của bộ “Tứ thư”. Hay nhà sử học Tư Mã Thiên (145-86 tr.CN) đã hoàn thiện bộ “Sử kí” năm 91 tr.CN.Cả thiên truyện là những đoạn văn miêu tả sống động cuộc sống và những tư tưởng củaKhổng Tử thông qua nhân vật và những sự kiện có thật trong lịch sử, các câu chuyện cónguồn chính xác và điều chỉnh cho đúng thực tế.394 KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Trong giai đoạn sau còn có một số tác phẩm nổi tiếng về cuộc đời của Khổng Tửcũng như tư tưởng quản lí “Đức Trị” với những hướng nghiên cứu khác. Nổi tiếng là tácphẩm “Đàm đạo của Khổng Tử” – là một tác phẩm “Đàm đạo xuyên thế kỉ” vượt cả thờigian và không gian của Hồ Văn Phi. Tác giả đã thông qua cuộc trò chuyện, đàm đạo vớiKhổng Tử để cung cấp cho chúng ta những Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, cách xử thế... 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Với nước ta, Nho giáo vô cùng quan trọng được áp dụng nhiều trong chính trị vàgiáo dục, chính vì thế mà đã có nhiều học giả đã dày công nghiên cứu về ông cũng như tưtưởng quản lí “Đức Trị”. Một trong những công trình nghiên cứu đó phải kể đến cuốn“Khổng Tử tinh hoa” (1966) của nhân tử Nguyễn Văn Thọ, với phương pháp tu thân và trịdân của người xưa, đồng thời tìm hiểu thân thế và định mệnh con người qua lăng kính củaKhổng giáo. Đến năm 1972, nhà văn nhà dịch giả Nguyễn Hiến Lê đã xuất bản cuốn sách“Khổng Tử” ông chủ trương dùng Luận ngữ mà tìm hiểu Khổng Tử. Rất nhiều học giả ở Việt Nam khác đã đi sâu nghiên cứu về Khổng Tử như: tác giảLê Vinh Khẩn với tác phẩm “Khổng Tử - Từ bình dị đến siêu phàm” (2010), hay cuốn“lịch sử giáo dục thế giới” của nhà giáo Nguyễn Lân, hay tác phẩm cùng tên của Hà NhậtThăng và Đào Thanh Âm in năm 1998, hay cũng quyển với tựa đề này của PGS.TS BùiMinh Hiền cũng đã đề cập nhiều tới vấn đề này... Nhìn chung, có rất nhiều tác giả đã đề cập tới Khổng Tử và quan điểm của ông. Dựa vàođây ta có thể chia thành hai quan điểm: một loại khẳng định tính đúng đắn, tích cực, thừa nhậntư tưởng của ông, một loại quan điểm thì không đồng ý, phê phán các quan điểm của ông. Khoa học quản lí nói chung, chuyên ngành quản lí giáo dục nói riêng cũng được nhiềungười để ý và quan tâm. Sự hình thành tư tưởng quản lí phải trải qua thời gian dài, có sự kế thừavà nối tiếp đồng thời cũng phát huy sáng tạo các tư tưởng, trong đó có tư tưởng “Đức Trị”, tưtưởng đã góp phần làm hoàn thành khoa học quản lí cũng như các nhận thức về quả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học sinh viên Tư tưởng đức trị của Khổng Tử Tư tưởng đức trị Tư tưởng quản lí Quản lí giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 589 5 0
-
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 309 0 0 -
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 251 2 0 -
Các học thuyết quản lý: Phần 1 - PTS. Nguyễn Thị Doan
81 trang 243 5 0 -
6 trang 211 0 0
-
Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông giai đoạn 2025 - 2030
7 trang 158 0 0 -
12 trang 152 0 0
-
Constraints on preinflation fluctuations in a nearly flat open ΛCDM cosmology
8 trang 122 0 0 -
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 119 0 0 -
Hành trình tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh
5 trang 112 0 0