Danh mục

Tư tưởng nhân đạo mới trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 80.48 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu thuyết dã sử của Lan Khai phản ánh quan niệm nghệ thuật mới về con người, đặc biệt là người phụ nữ trong lịch sử. Hình tượng các nhân vật trong các tiểu thuyết của ông đã thể hiện tư tưởng nhân đạo mới của nhà văn. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng nhân đạo mới trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 48-55 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO MỚI TRONG TIỂU THUYẾT DÃ SỬ CỦA LAN KHAI Đỗ Thị Nhàn Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, Hải Phòng Tóm tắt. Tiểu thuyết dã sử của Lan Khai phản ánh quan niệm nghệ thuật mới về con người, đặc biệt là người phụ nữ trong lịch sử. Hình tượng các nhân vật trong các tiểu thuyết của ông đã thể hiện tư tưởng nhân đạo mới của nhà văn. Lan Khai thể hiện cái nhìn đa chiều về con người, ông phát hiện và trân trọng phần nhân tính còn sót lại trong những kẻ tha hóa; khẳng định sức mạnh kì diệu của tình yêu thương giữa con người với con người có thể cảm hóa lòng người. Đó là chiều sâu nhân bản trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai. Từ khóa: Tiểu thuyết dã sử, Lan Khai, tư tưởng nhân đạo. 1. Mở đầu Thực tiễn nghệ thuật cho hay, tác phẩm chân chính là sự giãi bày những tình cảm, khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc sống. Với vị trí là tổng hòa của mọi mối quan hệ xã hội, con người trở thành trung tâm của văn học, đồng thời là mối quan tâm hàng đầu của người nghệ sĩ [1]. Trong đó tình yêu thương đối với con người luôn là nguồn cảm hứng thôi thúc trái tim những người nghệ sĩ lớn. Nhà văn Nga Tolstoi đã từng viết: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet thì diễn tả tình yêu ấy bằng hình ảnh thật cụ thể: “Nhà văn là người cho máu”. Đó là một tình yêu bao gồm sự hi sinh to lớn. Tác phẩm chân chính là sản phẩm của trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả nước mắt là kết quả của quá trình “nếm trải” cuộc sống của người nghệ sĩ. Lan Khai cũng không phải là một ngoại lệ. 2. Nội dung nghiên cứu Những tác phẩm lớn sống bất tử với thời gian thường là những tác phẩm mang nỗi đau và khát vọng lớn của con người, những xung đột đầy bi kịch giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn... Các tiểu thuyết dã sử của Lan Khai như Gái thời loạn, Bóng cờ trắng trong sương mù, Đỉnh non Thần đã viết về Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Đỗ Thị Nhàn, e-mail: dothinhantp@gmail.com 48 Tư tưởng nhân đạo mới trong tiểu thuyết dã sử của Lan Khai điều đó và không dừng lại ở việc miêu tả sự tha hoá mà còn cả nỗi xót xa, lo lắng của nhà văn trước sự băng hoại của tình người, tính người trong một thời kì lịch sử đầy biến động. Nhưng điều đặc biệt hơn, những trang dã sử của Lan Khai còn khiến người đọc xúc động mạnh khi nhà văn phát hiện phần nhân tính còn le lói trong những kẻ tha hóa và mong hướng họ trở về với CON NGƯỜI. Đó cũng chính là cái nhìn sâu sắc có chiều sâu lịch sử bắt nguồn từ quan niệm nghệ thuật mới trước những biến cố lớn lao của thời đại. Một điều dễ nhận thấy ở ngòi bút Lan Khai, cây bút này không xây dựng nhân vật theo lối mòn truyền thống mà luôn tìm cách khám phá mẫu hình nhân vật mới. Khác với văn học trung đại Việt Nam và văn học những năm đầu thế kỉ XX, không ít cây bút đã thể hiện nỗi bất lực của người phụ nữ trước số phận làm người. Một số nhân vật trong tiểu thuyết viết về chính sử cũng mô tả như vậy. Cho dù có là Hoàng hậu, nhân vật Lý Chiêu Hoàng trong Chiếc ngai vàng cũng chỉ biết phó thác cho số phận. Nhưng đến tiểu thuyết dã sử, nhà văn Lan Khai đã tạo cơ hội mở rộng thêm những góc nhìn về hình tượng người phụ nữ trong những thời khắc lịch sử với nhiều biến cố dữ dội. Có những người phụ nữ dám bước lên vũ đài quyền lực, tranh cao thấp với thiên hạ, vần xoay thời cuộc. Những người “nữ nhi” ấy có khả năng làm thời thế đảo điên, lịch sử phải một phen sóng gió và họ dám tự định đoạt số phận của mình. Bằng sự nhạy cảm với cuộc sống, nhà văn đã sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật mới lạ và hấp dẫn chưa có tiền lệ trong văn học truyên thống của dân tộc. Nhân vật Yến Xuân trong Đỉnh non Thần là người phụ nữ có nhan sắc, ham mê quyền lực và nuôi mộng bá vương. Nhận thấy chồng mình là Bàn Văn Nhị không phải kẻ “túc trí đa mưu” hành động táo tợn như Ma Vạn Thắng - một vị tướng dưới quyền chồng, nên Yến Xuân đã có ý “thay ngựa giữa dòng”. Biết Ma Vạn Thắng vẫn thầm say mê mình, Yến Xuân đã thông đồng với hắn: giết chồng, phóng hỏa đốt doanh trại. Độc ác hơn, hai kẻ phản trắc này còn chặt đầu vị chủ tướng Bàn Văn Nhị, bỏ lại đứa con thơ dại trong đống lửa, trốn đi nơi khác lập cõi riêng và trở thành thủ lĩnh giặc Khăn Vàng. Để đạt tham vọng trở thành nữ chúa, Yến Xuân đã xây nghiệp bá vương bằng những cuộc tương tàn đẫm máu. Yến Xuân sợ bị trả thù nên càng ra tay tàn độc giết người chẳng ghê tay với triết lí “đã nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Nạn giặc Khăn Vàng đã gieo tang tóc khắp nơi cho nhân dân, thù oán chất chồng. Miêu tả kiểu nhân vật “máu lạnh”, “giết người k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: