Danh mục

Tư tưởng về văn chương và Quốc văn của Xuân Diệu thời trẻ

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 510.85 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đem liên kết quá khứ với hiện tại, lí luận văn học sẽ có thêm sự phức tạp. Có thể nói, lí luận văn học (cũng như nghệ thuật học và các khoa học nghiên cứu lịch sử văn hoá) phải vận dụng loại thước đo thường xuyên vận động để đo đạc nội dung đang vận động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng về văn chương và Quốc văn của Xuân Diệu thời trẻ Tư tưởng về văn chương và Quốc văn của Xuân Diệu thời trẻ Đem liên kết quá khứ với hiện tại, lí luận văn học sẽ có thêm sự phức tạp. Cóthể nói, lí luận văn học (cũng như nghệ thuật học và các khoa học nghiên cứu lịch sửvăn hoá) phải vận dụng loại thước đo thường xuyên vận động để đo đạc nội dung đangvận động. Tình huống có vẻ khác thường ấy chính là môi trường sinh tồn của khoa họcvề văn học. Sự chính xác mang đặc trưng riêng của nghiên cứu văn học cũng như cáckhoa học lịch sử nằm ở chỗ: cái riêng lẻ phải thường xuyên được minh định cùng vớicái toàn vẹn lịch sử - với quá trình phát triển tổng thể của văn học dân tộc, đến lượtmình, quá trình ấy lại nằm trong một quá trình nhận thức và đánh giá chẳng bao giờdừng lại (tức là không bao giờ dậm chân tại chỗ, không bao giờ có kết quả bày sẵn,hoặc một cái gì đó đã hoàn tất xong xuôi). Những công trình nghiên cứu văn học xuấtsắc bao giờ cũng có ưu điểm là chúng nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện quátrình phát triển của văn học dân tộc trong tổng thể, nghiên cứu các giai đoạn phát triểnriêng lẻ của quá trình trong quan hệ qua lại giữa chúng với nhau, nghiên cứu các tầngvỉa riêng lẻ của lịch sử văn học trong sự định giới, xác định lẫn nhau của chúng.Những công trình như thế chẳng bao giờ đưa ra lời phán quyết cuối cùng buộc ngườikhác phải chấp nhận và học thuộc. Chúng chỉ đưa ra một kết quả có tính chất nguyêntắc của tư tưởng nghiên cứu, một kết quả mà ở một chừng mực nào đó không mangtính chủ quan và tuỳ tiện, do có căn cứ xác đáng, kết quả ấy có thể đã được suy ngẫmvà nhận thức thấu đáo nhằm tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu các quá trình văn học ởnhững bước tiếp theo, mới hơn. Nếu những công trình xuất sắc đạt được sự chính xácđặc thù nhờ đưa ra một kết quả mang tính nguyên tắc như thế, thì sai lầm, sự thiếuchính xác sẽ xuất hiện trong nghiên cứu văn học khi mà nhà khoa học có ý đồ buộcquá trình phải dừng lại giống như một sự vật, không đo sánh cái bộ phận với ý nghĩachung của quá trình, buộc cái riêng lẻ phải lệ thuộc vào các công thức trừu tượng. Nóigọn hơn, nếu nhà nghiên cứu bị nhấn chìm trong cái đơn lẻ, cá biệt giống như trongmột khách thể thuần tuý, thì đó chính là lí do dẫn tới sự không chính xác. Nguyên tắc nghiên cứu văn học,- như đã nói, dùng thước đo đang vận động đểđo đạc nội dung đang vận động,- dẫn tới một tình huống ai cũng biết, nhưng rất mực líthú: ngay trong bản thân nghiên cứu văn học, các tầng vỉa của lịch sử văn học cũngthường xuyên co duỗi, vận động, không bao giờ dậm chân tại chỗ. Trong tình huốngnhư thế, thử hỏi làm sao có thể đưa ra những định nghĩa theo lô gíc hình thức cho cáctrào lưu, khuynh hướng, các thời đại văn học? Chúng chỉ có thể giới hạn lẫn nhau, xácđịnh lẫn nhau như những tầng vỉa đang vận động (và thường xuyên được nhận thứclại) của một chỉnh thể đang vận động. Lịch sử khoa học cung cấp cho ta nhiều ví dụđáng phải suy ngẫm về sự chuyển dịch hợp quy luật của những “ranh giới” ở khu vựctiếp giáp của các tầng vỉa lịch sử - văn học khác nhau, cũng như sự can thiệp thô bạonhằm tác động vội vã tới sự chuyển dịch ấy. Lịch sử khoa học thường lần lượt đặc biệtcoi trọng và hướng trọng tâm chú ý của mình vào việc nghiên cứu khi thì là giai đoạnlịch sử này, lúc lại là thời đại kia. Chẳng hạn, trong đời sống khoa học của nước Đức,vào những năm đầu thế kỉ XX, nổi lên phong trào say mê nghiên cứu chủ nghĩa lãngmạn từ lâu bị quên lãng, đến những năm 20 lại nổi lên phong trào nghiên cứu barocco.Làn sóng quan tâm mới tới văn học barocco ở Cộng hoà liên bang Đức, Áo, ThuỵĐiển, Mĩ và nhiều nước khác bắt đầu vào những năm 60, cũng đúng vào thời gian đó,văn học thế kỉ XVII đã lôi cuốn một lực lượng nghiên cứu vô cùng đông đảo, tronglĩnh vực nghiên cứu này người ta đã tạo một bước tiến rất lớn, thực sự mới mẻ về chất,và sức hấp dẫn của barocco đã đạt quy mô quốc tế. Sự thừa nhận khái niệm “barocco”trong nghiên cứu văn học và nghệ thuật học xô viết cần được xem là một hiện tượngtích cực, cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, vấn đề không phải chỉ là ở “câu chữ”, màlà cái hạt nhân ý nghĩa quan trọng nhất của lịch sử văn học thế kỉ XVII đã có được têngọi, đồng thời thấy hé lộ khả năng minh định đặc điểm và nghiên cứu một cách sâu sắccác loại hình quan hệ với đời sống, loại hình chiếm lĩnh và sử dụng ngôn - lời thi ca rấtkhác nhau được hình thành xung quanh, hoặc được sinh ra bởi hạt nhân ấy, cũng nhưkhả năng phân biệt “barocco” với “chủ nghĩa cổ điển” (hoặc, có lẽ là, các dạng khácnhau của chủ nghĩa cổ điển). Sẽ gặp muôn vàn khó khăn khi làm những việc ấy, nếunhững hiện tượng như thế chưa tìm thấy tên gọi, hoặc bị dấu kín trong một khái niệmbất tiện và vô hình thù: “văn học thế kỉ XVII”. Thế nhưng nếu nói về điểm khởi đầu vàđiểm kết thúc theo trình tự biên niên(11), thì văn học barocco vẫn là cái gì đó vô hìnhthù theo kiểu riêng của nó - các động lực lịch sử không xuất hiện cùng một lúc màđược chuẩn bị từ từ để trở thành trung tâm ý nghĩa lôi kéo các động lực sáng tạo củathời đại. Bởi thế sự thừa nhận và vận dụng khái niệm “barocco” là động thái vô cùnghữu ích trong quá trình nhận thức lịch sử văn học (đúng vào lúc lịch sử văn học gắn bóchặt nhất với những nền tảng cơ bản của lịch sử văn hoá nói chung), các ranh giới phânchia linh hoạt cũng đã được vận dụng vào tổng thể tiến trình văn học giúp hình dung rõhơn đặc điểm phát triển của nó. Tuy nhiên, vẫn thường xẩy ra trường hợp thế này: sức hấp dẫn của một thời đạivăn học nào đó thường làm nẩy sinh ý đồ mở rộng giới hạn chính đáng của nó mộtcách vô căn cứ. Thí dụ có một thời người ta đã đem các phép tắc của thơ barocco để ápvào một phần lớn thơ Nga thế kỉ XVIII, trừ Sumarokov và những thi sĩ mô phỏng ông.Sự bành trướng muộn mằn như thế của chủ nghĩa barocco vị tất có cơ sở; phải nhớrằng sự thay đổi các tầng vỉa lịch sử là một tiến trình biện chứng, trong ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: