Danh mục

Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian(phần 2)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.76 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian - IIKhôn là thế nào ?Khi đã "biết" suy xét, nhận định, suy đoán, nhận diện đúng sự vật, thì có thể phân biệt được "khôn" với "dại", để hành động cho khỏi sai lầm. Trước hết: 1- Khôn không phải là làm khôn, (tiếng Việt, có chữ "làm khôn" nghĩa là tỏ ra mình khôn ngoan hơn người và can thiệp, xía vào việc của người khác), như thế chỉ có hại cho mình. " Khôn vừa chứ, khôn lắm lại chết non...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian(phần 2)Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian - IIKhôn là thế nào ?Khi đã biết suy xét, nhận định, suy đoán, nhận diện đúng sự vật, thì có thể phân biệtđược khôn với dại, để hành động cho khỏi sai lầm. Trước hết:1- Khôn không phải là làm khôn, (tiếng Việt, có chữ làm khôn nghĩa là tỏ ra mìnhkhôn ngoan hơn người và can thiệp, xía vào việc của người khác), như thế chỉ có hại chomình. Khôn vừa chứ, khôn lắm lại chết non. (TN,1/186)Từ thế kỉ thứ XV, Nguyễn Trãi đã có câu thơ đại ý như thế: Hễ kẻ làm khôn thì phải khó. (Qâ,176)Và Trạng Trình cũng khuyên đừng nên tranh khôn với thiên hạ mà có hại cho mình: Tranh khôn ắt có bề lo lắng. (BV,72)Trái lại, tục ngữ bảo ta phải biết cư xử cho nhún nhường, khiêm tốn: Ai nhứt thì tôi thứ nhì, Ai mà hơn nũa tôi thì thứ ba. (TN,1/20)2- Khôn là thận trọng biết giữ gìn lời ăn tiếng nói. Chỉ vì thiếu tinh thần cảnh giác,không thận trọng, nên người ta thường thốt ra những câu hớ hênh, vô ý thức, gây ra baonhiêu tai họa cho bản thân và cho công cuộc đấu tranh của toàn dân: Vạ ở miệng ra, bệnh qua miệng vào. (THM,2/172) Thứ nhất là tội miệng mà... (THM,1/235)Nên: Khôn thì ngậm miệng, khoẻ thì cắp tay. (TN,1/186) Người khôn đón trước rào sau, Để cho người dại biết đâu mà dò. (TN,1/265) Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời. (TN,1/95) Sông sâu, sào ngắn khôn dò, Người khôn ít nói, khôn đo tấc lòng. (TN,1/304) Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn. (TN,1/261)Ông cha chúng ta có cách nói gần, nói xa, rào trước đón sau, để khỏi phật lòng ngườinghe và nhất là để không ai có thể bắt bẻ, hay buộc tội mình được. Đó gọi là nói mánh.(Trong Đại Nam quốc âm tự điển, 1896, Huỳnh Tịnh Của định nghĩa chữ mánh là ýtứ, tình ý, màng dò và nói mánh là nói ý tứ, xa gần, nói ướm thử để người nghe tựhiểu lấy).3- Khôn không phải là quỉ quyệt để làm thiệt hại người khác: Đã khôn lại ngoan, Đã đi làm đĩ lại toan cáo làng. (THM,1/257)Nếu khôn mà quỉ quyệt, gian ác, thì trước sau gì trong tương lai cũng: Khôn ngoan quỉ quyệt chết lao, chết tù... (TN,192) Càng khôn ngoan lắm, càng oan trái nhiều. (THM,4/254)- tiếng Việt, từ ngoan vốn có hai nghĩa trái ngược nhau: ngoan là khôn, nhơn lành,(như ngoan đạo, đứa bé ngoan), mà ngoan cũng có nghĩa là khó trị, quỉ quái (như ngoancố, gian ngoan), (Đại Nam quốc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Của, Saigon, 1896). - trường hợpmấy câu trên đây, từ ngoan được hiểu theo nghĩa thứ hai, tức là gian tham, quỉ quyệt.Mà khôn là phải thật thà ngay thẳng, vì cuối cùng cái khôn ngay thật bao giờ cũng hơncái khôn gian trá: Khôn ngoan chẳng đọ thật thà, Lường thưng, tráo đấu chẳng qua đong đầy. (TN,190)(Đấu: thùng bằng gỗ để đong lúa, gạo; thưng: 1/10 đấu).Tức là: Khôn ngoan không bằng thật thà, ngay thẳng; có gian lận, tráo đổi cũng khôngbằng làm ăn đứng đắn, lương thiện, đong đầy, cân đúng.Chưa kể, khôn mà làm điều gian ngoan, bất nhân, thất đức, chết đi sẽ bị xuống địangục; còn ở đời nầy dại mà hiền lành, chết đi sẽ được lên thiên đàng: Khôn thế gian, làm quan địa ngục, Dại thế gian , làm quan thiên đàng (TN,190)4- Khôn, nhưng nhất định không dùng cái khôn của mình để buôn dân, bán nước,chống lại nguyện vọng của đồng bào, phản lại quyền lợi của quốc gia, và người một nướclại chém giết lẫn nhau: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau (TN,191)... Chim không đánh chim cùng một tổ, Trâu một chuồng, đâu có húc nhau. Cùng chung một giọt máu đào, Nỡ nào hại nước, nỡ nào hại dân. (THM,4/89)... Tiếc thay con chim phượng hoàng còn dại chửa có khôn, Núi Tam Sơn chẳng đậu, lại đi đậu cồn cỏ may (TN,321)Dân gian ở vùng của chúng tôi cũng có một câu nữa tương tự như thế: Chim kia dại lắm không khôn, Núi Lam Sơn không đậu, lại đậu cồn cỏ may.Lam Sơn là nơi ngày xưa Lê Lợi khởi nghĩa, ở đây Lam Sơn dùng để tượng trưng chokháng chiến. Câu nầy đại ý nói: Thương hại cho những kẻ dại dột không biết theokháng chiến cứu nước, mà lại đi theo phường Việt gian (đậu cồn cỏ may là một thứ cỏ,mỗi lần ta ngang qua, thì bị những hạt nhỏ của cỏ móc vào quần, rất dơ bẩn, phải mất thìgiờ mới gỡ hết được)?Và cũng có câu: Gáo đồng múc nước giếng tây, Khôn ngoan cho lắm tớ thầy người ta. (TN,1/152)Giếng tây là giếng ở phía tây mà cũng có thể hiểu là người Tây; múc nước giếngTây có thể hiểu là đem nước dâng cho Tây.Đại ý câu nầy là: Cọng tác với Tây, mà tự cho là mình khôn, nhưng có khôn cho lắm,cũng chỉ là đem thân ra làm nô lệ cho ngoại nhân mà thôi!Mà Khôn là phải giữ vững lập trường, đừng để cho đối phương lung lạc, mua chuộc, dụdỗ. Người đời phải xét thiệt hơn, Đừng nghe tiếng sáo, tiếng đờn mà sai. (TN,1/265) ... Đây ta như cây giữarừng, Ai lay không chuyển, ai rung không dời (TN,134)5- Khôn mà đừng tự phụ là mình đã tuyệt đối khôn. Phải khiêm tốn, phải biết rằng cáikhôn bao giờ cũng có tính cách tương đối, vì cái khôn hay bị giới hạn bởi nhữnghoàn cảnh khách quan và chủ quan:a) Hoàn cảnh khách quan đã hạn ch ...

Tài liệu được xem nhiều: