Danh mục

Từng bước hoàn thiện thể chế cho sự minh bạch, hiệu quả và bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2020

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.81 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Từng bước hoàn thiện thể chế cho sự minh bạch, hiệu quả và bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2020" giới thiệu về kinh doanh bảo hiểm với thể chế cho sự phát triển minh bạch, hiệu quả và bền vững cho thị trường bảo hiểm ở Việt Nam đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từng bước hoàn thiện thể chế cho sự minh bạch, hiệu quả và bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2020 TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ CHO SỰ MINH BẠCH, HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TS. Trần Quang Lâm1 Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm Xã hội Tóm tắt An sinh xã hội là mục ti u đặc biệt quan trọng nhằm ổn định và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Bảo hiểm là một ngành cung cấp các dịch vụ phòng chống các rủi ro cho tập thể, c nhân trước những tiểm ẩn rủi ro mà không ai muốn và khó lường trước, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chính vì vậy bảo hiểm ra đời để thực hiện mục tiêu trên. Thị trường bảo hiểm Việt Nam và trên thế giới là một thị trường đầy tiềm năng, góp phần đóng góp tích cực cho sự nghiệp an sinh của mỗi quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Thị trường bảo hiểm được hoạt động thông qua sự điều tiết về thể chế của mỗi quốc gia và quy định của quốc tế, sự điều tiết của kinh tế thị trường mà ở đây là của hệ thống các quy luật như: quy luật cung cầu, quy luật giá cả, giá trị, quy luật cạnh chanh, quy luật tích tụ tư bản,… Nhu cầu bảo hiểm của tập thể, cá nhân và các tổ chức luôn là nguồn cầu vô cùng dồi dào và phong phú, vấn đề nguồn cung như thế nào để tận dụng và khai thác tối đa nguồn cầu của thị trường này. Hiện nay ở Việt Nam có 2 hệ thống bảo hiểm đó là: Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ triển khai loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đây là trụ cột chính của an sinh xã hội quốc gia; Hệ thống bảo hiểm kinh doanh là hệ thống các tổng công ty bảo hiểm kinh doanh. Bài viết này tác giả giới hạn ở hệ thống thứ hai là kinh doanh bảo hiểm với thể chế cho sự phát triển minh bạch, hiệu quả và bền vững cho thị trường bảo hiểm ở Việt Nam đến năm 2020. Từ khóa: Thể chế, thị trường bảo hiểm, minh bạch, hiệu quả, bền vững 1. Thực trạng kết quả kinh doanh bảo hiểm Khép lại năm 2015, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế - xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ tài 1 Email của tác giả chính: lamtqhnvn@yahoo.com 41 chính cho các nhà đầu tư, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế,… Tổng doanh thu bảo hiểm năm 2015 là 81.636 tỷ đồng. Năm 2016, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, thị trường bảo hiểm (BH) tiếp tục tăng trưởng tích cực với những con số ấn tượng. Theo số liệu mới nhất từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH), Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2016, thị trường BH có 62 doanh nghiệp (DN) kinh doanh BH (trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái BH và 13 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (DNMGBH) và 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Theo đó, tổng tài sản toàn thị trường BH năm 2016 ước đạt 239.413 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2015. Trong đó, các DNBH phi nhân thọ có tổng tài sản ước đạt 67.585 tỷ đồng, tăng 13,94%, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có tổng tài sản ước đạt 171.828 tỷ đồng, tăng 19,96% so với năm 2015. Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2016 ước đạt 186.572 tỷ đồng, tăng 16,49% so với năm 2015. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt khoảng 34.449 tỷ đồng, tăng 6,48%, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 152.123 tỷ đồng, tăng 19,02% so với năm 2015. Tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2016 ước đạt 144.817 tỷ đồng, tăng 21,14% so với năm 2015. Trong đó, dự phòng nghiệp vụ các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 18.959 tỷ đồng, tăng 20,91%, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 125.858 tỷ đồng, tăng 21,18% so với năm 2015. Đặc biệt, tổng nguồn vốn chủ sở hữu toàn thị trường năm 2016 tăng khoảng 16,24% so với năm 2015, đạt 52.720 tỷ đồng. Các DNBH phi nhân thọ có tổng vốn chủ sở hữu ước đạt 23.567 tỷ đồng, tăng 8,94%, các DNBH nhân thọ có tổng vốn chủ sở hữu ước đạt 29.153 tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2015. Tổng doanh thu BH năm 2016 ước đạt 101.767 tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu phí BH ước 86.049 tỷ đồng, tăng 22,64% (trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước 36.372 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước 49.677 tỷ đồng), doanh thu hoạt động đầu tư ước đạt 15.718 tỷ đồng. 42 Tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền BH của các DNBH năm 2016 ước đạt 25.872 tỷ đồng. Trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước đạt 12.571 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 13.301 tỷ đồng. Tổng số phí BH thu xếp qua môi giới năm 2016 ước đạt 7.170 tỷ đồng. Tổng doanh thu hoa hồng môi giới BH năm 2016 ước đạt 579 tỷ đồng. Theo Cục QLBH, những kết quả trên cho thấy thị trường BH đã và đang phát triển ngày càng bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu BH đa dạng của các tổ chức, cá nhân,... Theo nhận định của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tại lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống thị trường bảo hiểm Việt Nam 2016 vừa được tổ chức mới đây, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm năm 2016 vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao. Ông Phan Kim Bằng, Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) nhận định, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Trong năm 2017, mục tiêu của khối bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng doanh thu trên 25%, trong khi lĩnh vực phi nhân thọ tăng trưởng doanh thu trên 14%. Đây tiếp tục được coi là mức tăng trưởng cao, vốn được duy trì trong nhiều năm qua. 2. Vai trò của thị trƣờng bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Thị trường bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công các giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: