Danh mục

Tuyển chọn một số giống lúa cực ngắn để né tránh thiên tai cho các vùng hay bị lũ sớm tại Thanh Hóa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.83 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành tuyển chọn một số giống lúa cực ngắn để né tránh thiên tai cho các vùng hay bị lũ sớm tại Thanh Hóa để đáp ứng nhu cầu về lượng trong tiêu dùng và xuất khẩu kết hợp đầu tư thâm canh tăng năng suất để nhằm thỏa mãn nhu cầu về lương thực của con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tuyển chọn một số giống lúa cực ngắn để né tránh thiên tai cho các vùng hay bị lũ sớm tại Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015TUYỂN CHỌN MỘT SỐ GIỐNG LÖA CỰC NGẮN ĐỂ NÉ TRÁNHTHIÊN TAI CHO CÁC VÙNG HAY BỊ LŨ SỚM TẠI THANH HÓA Lê Văn Ninh1, Tống Minh Phương2, Lê Hữu Cơ2 TÓM TẮT Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nông dân chú trọngđến các giống lúa lai và chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển các giống lúa cựcngắn ngày, năng suất, chất lượng để bổ sung vào cơ cấu giống lúa. Việc lựa chọn bộgiống lúa cực ngắn có (thời gian sinh trưởng 85-95 ngày) để gieo trồng cho vùng haybị lũ sớm của tỉnh Thanh Hóa là vấn đề cấp bách mà thực tiễn sản xuất đặt ra. Trong10 giống lúa tham gia thí nghiệm, có thể tập hợp thành 2 nhóm như sau. Nhóm có thờigian sinh trưởng ngắn nhất, dưới 95 ngày gồm 3 giống P6ĐB, GL101, MT18CS. Nhómcó thời gian sinh trưởng ≥ 95 ngày và ≤ 100 ngày bao gồm các giống Thanh Ưu 3, GiaLộc 102, BT1, PC6, TH3-5, Hồng Đức 9. Năng suất thực thu của các giống lúa biếnđộng từ 47,41 - 53,66 tạ/ha. Có 5 giống đạt năng suất cao trên 50 tạ/ha, thời gian sinhtrưởng ngắn ≤ 100 ngày. Đó là TH3-5, Thanh Ưu 3, P6ĐB, Hồng Đức 9 và GL102.Đây là những giống có triển vọng có thể lựa chọn cho vùng hay bị lũ sớm tại ThanhHóa. Tuy nhiên 2 giống TH3-5 và Thanh Ưu 3 có mức độ nhiễm sâu bệnh tương đốinặng. Vì vậy khi đưa những giống này vào sản xuất trong vụ Mùa sớm cần lưu ý côngtác bảo vê thực vật. Từ khóa: Giống lúa ngắn ngày, né tránh thiên tai cho vùng hay bị lũ sớm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lúa (Oryza sativa l.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới,khoảng 70% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Hiện nay trên thế giới cótrên 100 nước trồng lúa, trên 80% sản lượng lúa thế giới được sản xuất từ các nướcthuộc châu Á. Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nông dân chú trọng đếncác giống lúa lai và chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển các giống lúa cực ngắnngày, năng suất, chất lượng để bổ sung vào cơ cấu giống lúa, dẫn đến bộ giống lúa thuầnkhông tăng, chủ yếu vẫn là các giống Khang dân 18, Q5, Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7được du nhập từ thập kỷ 90 do được gieo trồng nhiều năm nên có những biểu hiện thoáihóa như: Nhiễm nhiều loại sâu bệnh, năng suất, phẩm chất có xu hướng giảm không đáp1 TS. Giảng viên Khoa NLNN, trường Đại học Hồng Đức2 ThS. Giảng viên Khoa NLNN, trường Đại học Hồng Đức 97 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu về lượng trongtiêu dùng và xuất khẩu bằng cách tuyển chọn và đưa vào sản xuất những giống lúa cóchất lượng cao kết hợp đầu tư thâm canh tăng năng suất để nhằm thỏa mãn nhu cầu vềlương thực của con người. Việc lựa chọn bộ giống lúa cực ngắn (thời gian sinh trưởng85-95 ngày) để gieo trồng cho vùng hay bị lũ sớm của tỉnh Thanh Hóa là vấn đề cấp báchmà thực tiễn sản xuất đặt ra. Xuất phát từ thực tế sản xuất và mục tiêu phát nông nghiệpnông thôn của tỉnh, tiến hành đề tài “Tuyển chọn một số giống lúa cực ngắn để né tránhthiên tai cho vùng hay bị lũ sớm tại Thanh Hóa”. 2. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Gồm 10 giống: 4 giống được chọn tạo tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.2 giống lúa lai (1 được chọn tạo tại Thanh Hóa, 1 chọn tạo tại Học viện Nông nghiệp),2 giống được chọn từ Vật tư Nông nghiệp Nghệ An), 1 giống được chọn từ trường Đạihọc Hồng Đức, 1 giống đối chứng là KD18. Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Mùa 2013 và 2014 tại 2 địa điểm xã ThànhTân, huyện Thạch Thành và xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 3 lần nhắc lại, diệntích ô thí nghiệm nhỏ là 20m2 (5m x 4m) ở cả 2 vụ và 2 địa điểm. Gieo mạ vào ngày 25/5; cấy vào ngày 10 tháng 6, khoảng cách cấy 20 x 10cm,cấy 1 dảnh/khóm. Phân bón: 1 tấn phân hữu cơ vi sinh + ((80N + 90P2O5 + 90 K2O)kg)/ha. Tương ứng: (174kg đạm Ure + 450kg lân Lâm thao + 152kg kaliclorua)/ha. Các chỉ tiêu đánh giá theo QC 01-55: 2011/ Bộ NNPTNT. Số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình IRRISTAT 4.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thí nghiệm tuyển chọn giống lúa cực ngắn ngày năng suất, khả năng thíchhợp với vùng hay bị lũ sớm tại Thanh Hóa. Quá trình triển khai tuyển chọn giống lúa cực ngắn ngày để né tránh thiên tai, tạiThanh Hóa vụ Mùa sớm tiến hành tại 2 địa phương là xã Thành Tân, huyện Thạch Thành vàxã Thăng Long, huyện Nông Cống thu được kết quả như sau: 3.1.1. Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống lúa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: