Nhằm góp phần nhỏ bé hỗ trợ các cán bộ sinh kế và CF của dự án có thêm tài liệu để tự nâng cao năng lực bản thân, nhóm sinh kế CPO đã sưu tầm và biên soạn một số quy trình kỹ thuật nuôi, trồng các vật nuôi, cây trồng phổ biến nhất trong vùng dự án để chia sẻ đến bạn đọc. Tài liệu có kết cấu gồm 11 phần, mỗi phần trình bày kỹ thuật trồng một số loại cây trồng phổ biến như kỹ thuật trồng lúa, kỹ thuật trồng ngô lai trên đất dốc, kỹ thuật trồng lạc, kỹ thuật trồng khoai lang,... Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tuyển tập quy trình kỹ thuật trồng trọt Lời giới thiệu Việc hỗ trợ các Nhóm cùng sở thích thực hiện các tiểu dự án sinh kế, đặt rayêu cầu cho các cán bộ sinh kế và hướng dẫn viên cộng đồng (CF) của dự án,không chỉ có nhưng kỹ năng thúc đẩy tốt, mà còn cần có những kỹ kiến thức, kỹnăng sâu, rộng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, và sản xuất nôngnghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do có nhiều cán bộ sinh kế và CF của dự án có chuyênnghành đào tạo khác biệt so với yêu cầu kiến thức của dự án, nên khi tham gia dựán, hỗ trợ cộng đồng, những cán bộ này đã phải tự tham khảo nhiều kiến thức, tựhọc thêm nhiêu kỹ năng làm việc mới mà đôi khi việc tìm tài liệu thao khảo còngặp nhiều khó khăn. Nhằm góp phần nhỏ bé hỗ trợ các cán bộ sinh kế và CF của dự án có thêmtài liệu để tự nâng cao năng lực bản thân, nhóm sinh kế CPO đã sưu tầm và biênsoạn một số quy trình kỹ thuật nuôi, trồng các vật nuôi, cây trồng phổ biến nhấttrong vùng dự án để chia sẻ đến bạn đọc. Xin lưu ý rằng những quy trình kỹ thuật này được sưu tầm ở nhiều nguồnkhác nhau. Chúng không thể đại diện cho một địa phương trong vùng dự án được.Vì thế, không nên dùng những tài liệu này để áp dụng ngay vào thực tế sản xuất tạiđịa phương. Khi cần áp dụng cho một tiểu dự án nào đó, cán bộ sinh kế và CF vẫncần đến liên hệ với các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông huyện đểlấy các quy trình tương ứng để áp dụng, vì các quy trình này đã được thiết kế chínhxác hơn với các điều kiện vụ thể của địa phương. Hà nội, ngày 5 tháng 10 năm 2012 Nhóm sinh kế CPO 1 MỤC LỤCPHẦN 1 - KỸ THUẬT TRỒNG LÚA ..........................................................................................................3PHẦN 2 - KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ LAI TRÊN ĐẤT DỐC ..................................................................17PHẦN 3 - KỸ THUẬT TRỒNG LẠC.........................................................................................................30PHẦN 4 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI LANG ........................................................................................36PHẦN 5 - KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC......................................................................................................................................................................43PHẦN 6 - KỸ THUẬT TRỒNG ATISO .....................................................................................................48PHẦN 7 - KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THU HOẠCH CÂY THANH HAO HOA VÀNG ..........................54PHẦN 8 - KỸ THUẬT TRỒNG GỪNG .....................................................................................................58PHẦN 9 - KỸ THUẬT TRỒNG NẤM .......................................................................................................62PHẦN 10 – KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY THUỐC TẮM ..........................................69PHẦN 11 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI TÂY ĐỨC ...............................................................................73PHẦN 12 - KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI SỌ (MÔN) ...............................................................................77PHẦN 13 - KỸ THUẬT TRỒNG CỎ .........................................................................................................79PHẦN 14 - KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ.................................................................................................83 2PHẦN 1 - KỸ THUẬT TRỒNG LÚANguồn: Tài liệu của viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (web: vaas.org.vn) 1. Chuẩn bị hạt giống, ủ, làm đất, gieo và chăm sóc mạ a. Chuẩn bị hạt giống Nhà nông có câu ”Tốt giống tốt má, tốt mạtốt lúa”. Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho cây lúa khoẻcần phải có hạt giống tốt. Gieo trồng hạt giống tốtlà điều kiện cần thiết để cây lúa khoẻ. có khả năngchống chịu sâu bệnh và vượt qua được biến độngbất lợi của điều kiện môi trường từ đó mới có thểcho năng suất, chất lượng cao. Để có hạt giống tốt đối với những hộ nôngdân tự làm giống phải tuân thủ quy trình sản xuấtvà bảo quản giống do Bộ nông nghiệp và phát triểnnông thôn quy định. Nếu không tự sản xuất được thì phải mua hạtgiống tại những cơ sở cung cấp giống tin cậy. Hạtgiống khỏe phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không bị dị dạng. - Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm. - Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên. Số lư ...