Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan của đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Long An
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan của đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Long An Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN Bùi Thị Phương Nga*, Lê Phạm Hoa Sơn Trà** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) đang là một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng cũng như các biến chứng của bệnh cho cả người mẹ và thai nhi. Nghiên cứu này góp phần bước đầu xây dựng quy trình tầm sóat và quản lý ĐTĐTK tại bệnh viện đa khoa Long An giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các kết cục xấu cho thai phụ và thai nhi. Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai từ tuần 24 – 28. (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 1/2018 – 6/2018 với 404 thai phụ có tuổi thai từ tuần 24 – 28 được thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g glucose. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các biến số khảo sát sự liên quan là: tiền sử gia đình có người trực hệ đái tháo đường, tiền sử đẻ con to, tiền sử đái tháo dường thai kỳ, tăng cân nhanh trong thai kỳ, chế độ ăn thừa năng lượng, thừa protid, thừa glucid, thừa lipid. Kết quả:Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 15,35%, trong đó nhóm có yếu tố nguy cơ là 20,7% và nhóm không có yếu tố nguy cơ là 7,4 %. Các yếu tố liên quan của đái tháo đường thai kỳ là: tiền sử đẻ con ≥ 4000g (OR=3,37 với p= 0,009, KTC: 1,34 – 7,43), đường niệu dương tính (OR= 3,06 với p=0,001, KTC= 1,75 – 5,94), chế độ ăn thừa glucid (OR=5,72 với p=0,004, KTC=1,76 – 16,78). Kết luận: (1) Nghiệm pháp dung nạp glucose nên thực hiện cho tất cả thai phụ thay vì chỉ tập trung vào các thai phụ có yếu tố nguy cơ. (2) Chế độ ăn thừa glucid làm tăng khả năng bị ĐTĐTK 5,72 lần, do đó chú ý nên có phần hướng dẫn chế độ ăn không chỉ trong quy trình khám thai cho thai phụ mà cho cả phụ nữ chuẩn bị mang thai, nhất là những thai phụ có tiền căn sanh con to. Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ, yếu tố nguy cơ ABSTRACT PREVALENCE AND RELATED FACTORS OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AT LONG AN HOSPITAL Bui Thi Phuong Nga, Le Pham Hoa Son Tra * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 246-253 Methods: The cross-sectional study conducted from January 2018 to June 2018 included 404 women who were at 24 to 28 weeks of pregnancy were performed a 75 g glucose tolerance test. Diagnosis of gestational diabetes was made by the ADA 2011 standard and the variables were: family history of diabetes, a history of large childbirth, a history of diabetes, fast weight gain in pregnancy, total food energy excess, excess dietary protein, glucid and lipids. Results: The rate of gestational diabetes was 15.35%, in which the risk group was 20.7% and the group without risk factor was 7.4%. The factors related to gestational diabetes were: history of giving birth ≥ 4000g (OR = 3.37 with p = 0.009, KTC: 1.34 - 7.43), positive urinary glucose (OR = 3.06 with p = 0.001, KTC = 1.75 - 5.94), dietary excess of glucid (OR = 5.72 with p = 0.004, KTC = 1.76 - 16.78). *Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch **Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Long An Tác giả liên lạc: TS.BS. Bùi Thị Phương Nga ĐT: 0903722237 Email: dr.phuongnga65@gmail.com 246 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Conclusions: (1) Glucose tolerance test should be performed for all pregnant women instead of focusing on pregnant women with risk factors. (2) The excess dietary glucid increased the likelihood of being diagnosed with diabetes by 5.72 times, so there should be a dietary guideline not only for pregnant women in the regular monitoring of pregnancy but also for women who are planning a pregnancy, especially pregnant women with a history of macrosomia. Key word: gestational diabetes, prevalence, risks factors ĐẶT VẤN ĐỀ PHƯƠNGPHÁP- ĐỐITƯỢNGNGHIÊNCỨU Cùng với sự gia tăng của ĐTĐ, đái tháo Thiết kế nghiên cứu đường thai kỳ (ĐTĐTK) đang không ngừng gia Nghiên cứu cắt ngang. tăng. Cho tới nay ĐTĐTK đang là một vấn đề Đối tượng nghiên cứu đáng quan tâm của y tế cộng đồng(8,20) vì tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng cũng như một số Tất cả thai phụ có tuổi thai từ 20 - 27 tuần biến chứng thai – mẹ có thể là hậu quả của đến khám thai tại khoa Sản- Bệnh viện Đa khoa ĐTĐTK như tiền ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết về y tế Đái tháo đường thai kỳ Nghiệm pháp dung nạp glucose Y tế cộng đồng Chế độ ăn thừa glucidGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 184 0 0
-
6 trang 173 0 0
-
Kết cục thai kỳ của thai phụ có BMI ≥ 23 ở đầu thai kỳ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
10 trang 103 0 0 -
4 trang 97 0 0
-
Khảo sát tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
8 trang 72 0 0 -
Khảo sát đặc điểm của sản phụ sinh con ≥ 4000g tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
5 trang 65 0 0 -
5 trang 40 1 0
-
Bài giảng Đái tháo đường thai kỳ
36 trang 34 0 0 -
Hiệu quả của kỹ thuật bơm surfactant ít xâm lấn
9 trang 34 0 0 -
6 trang 33 0 0
-
Y tế công cộng - Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ
159 trang 33 0 0 -
5 trang 31 1 0
-
Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với chỉ số hóa sinh ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ
6 trang 31 0 0 -
Hành vi hoạt động thể chất và dinh dưỡng phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai
9 trang 31 0 0 -
Đánh giá lối sống của thai phụ trước khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
6 trang 31 0 0 -
Khẩu phần ăn của học sinh trường THCS Nguyễn Chí Thanh tại Gia Nghĩa, Đăk Nông
7 trang 31 1 0 -
7 trang 30 0 0
-
Bài giảng HbA1c có nên được dùng để tầm soát đái tháo đường thai kỳ
24 trang 30 0 0 -
Nguy cơ Đái tháo đường thai kỳ
4 trang 29 0 0 -
5 trang 28 0 0