Danh mục

Ứng dụng công nghệ blockchain vào hoạt động kinh doanh ngân hàng trên toàn cầu: Cơ hội và thách thức

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.87 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu tập trung phân tích những cơ hội và trở ngại các ngân hàng trên thế giới gặp phải khi ứng dụng nền tảng này trong kinh doanh và quản trị rủi ro, đồng thời cung cấp một số hàm ý giúp các các nhà lãnh đạo ngân hàng tìm ra giải pháp khắc phục điểm yếu của công nghệ blockchain trước khi ứng dụng thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ blockchain vào hoạt động kinh doanh ngân hàng trên toàn cầu: Cơ hội và thách thức ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TRÊN TOÀN CẦU: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ThS Trần Thị Phương Thanh* TÓM TẮT Công nghệ chuỗi khối (blockchain) là công nghệ cốt lõi, nền tảng với triển vọng ứng dụng đầy hứa hẹn trong tương lai. Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và có tính bảo mật cao, blockchain là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong đó có ngân hàng. Bài nghiên cứu tập trung phân tích những cơ hội và trở ngại các ngân hàng trên thế giới gặp phải khi ứng dụng nền tảng này trong kinh doanh và quản trị rủi ro, đồng thời cung cấp một số hàm ý giúp các các nhà lãnh đạo ngân hàng tìm ra giải pháp khắc phục điểm yếu của công nghệ blockchain trước khi ứng dụng thực tiễn. Từ khoá: Blockchain, ngân hàng, phân quyền. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Blockchain (công nghệ chuỗi khối) hiện đang là một khái niệm nhận được sự quan tâm đáng kể từ nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, thương mại, ngân hàng. Có thể nói, đây là một sự đổi mới đột phá của kỷ nguyên Internet. Nền tảng blockchain vận hành dựa trên sự kết hợp một số công nghệ máy tính, bao gồm lưu trữ dữ liệu phân tán, truyền điểm tới điểm, cơ chế đồng thuận và thuật toán mã hóa. Các ước tính tại diễn đàn kinh tế thế giới (2015) cho thấy khoảng 10% GDP thế giới sẽ được lưu trữ bởi công nghệ blockchain vào năm 2025. Trên thực tế, blockchain được kỳ vọng sẽ cải tổ hoàn toàn hệ thống tài chính giống như những gì Internet đã làm với truyền thông (Ito et al., 2017) và ngày nay, hầu hết mọi ngân hàng toàn cầu đều đang thử nghiệm công nghệ blockchain, với hy vọng tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động (Kocianski, 2018). Có thể kể tên một số ngân hàng như UBS, Bank of Montreal (BMO), CaixaBank, Commerzbank, Erste Group và IBM hiện đang làm việc trên ‘Batavia ‘– một nền tảng tài trợ thương mại toàn cầu dựa trên blockchain để hợp lý hóa việc chuyển tiền và hàng hóa với hiệu quả và tính minh bạch cao hơn phương thức ngân hàng truyền thống (Keller, 2018). Bên cạnh đó, HSBC gần đây đã Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 178 - thực hiện một giao dịch tài trợ thương mại trực tiếp cho tập đoàn nông nghiệp và thực phẩm liên quốc gia Cargill bằng cách sử dụng nền tảng blockchain mở rộng R3s Corda (HSBC, 2018). Đồng thời, trong kế hoạch năm năm của Trung Quốc năm 2016 cũng đề cập tới việc tích cực áp dụng công nghệ blockchain, theo đó hơn 12 ngân hàng công lập đã áp dụng blockchain để tạo thuận lợi cho các giao dịch khác nhau (Cook, 2018a). Hơn 60 ngân hàng Nhật Bản đại diện cho 80% ngành ngân hàng nước này đã hợp tác với Ripple (đang cạnh tranh để thay thế SWIFT) nhằm thúc đẩy quá trình giao dịch tiền tệ quốc tế nhanh chóng (Cook, 2018a). Tại Anh, ngân hàng Santander đã triển khai giao thức “Ripple xcurrent” để cho phép thanh toán quốc tế từ £ 10 – £ 10.000, trong khi đó Bank of England có đề xuất hỗ trợ thanh toán và chuyển tiền bằng cách tích hợp hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực (RTGS) với công nghệ blockchain (Cook, 2018). Điều thú vị là ngay cả ở các quốc gia như Zimbabwe, nơi quyền sở hữu tiền điện tử là bất hợp pháp, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cũng đang xem xét việc triển khai blockchain (Cook, 2018a). Tại Việt Nam, HDbank, MBbank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank cũng thử nghiệm thành công phát hành thư tín dụng (L/C) bằng công nghệ blockchain. Bên cạnh những cơ hội mà blockchain đem lại trong việc hợp lý hoá các quy trình của ngân hàng truyền thống thì nền tảng này cũng gây lo ngại khi có khả năng lấn sân một số nghiệp vụ căn bản của ngân hàng (Lang, 2017a). Ví dụ, Ikeda và Hamid (2018) đã đề xuất hệ thống kinh tế ngang hàng đổi hàng lấy hàng trên quy mô toàn cầu mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba cũng như tiền bạc. Tuy nhiên, theo Smith (2018a), vì blockchain có thể cung cấp cho các chủ ngân hàng dữ liệu không thể thay đổi với xác minh đồng thuận và truy cập thời gian thực, nên chắc chắn đây là tương lai của ngân hàng. Như vậy, có thể thấy công nghệ blockchain là một nền tảng công nghệ đầy hứa hẹn, được nhiều ngân hàng trên thế giới thử nghiệm vận hành, tuy nhiên nó còn ẩn chứa nhiều rủi ro và trở ngại. Do đó, cần phải phân tích thấu đáo điểm mạnh, điểm yếu của công nghệ này trước khi đưa vào thực tiễn. Với mong muốn cung cấp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng một cái nhìn tổng quan về một công nghệ mới, bài tham luận tập trung phân tích những cơ hội và thách thức ngành ngân hàng toàn cầu sẽ gặp phải khi ứng dụng công nghệ này. 2. BLOCKCHAIN VÀ KỲ VỌNG THAY ĐỔI NGÀNH NGÂN HÀNG. Blockchain là công nghệ chuỗi khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng. Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu. - 179 Đối với các ngân hàng nói riêng, blockchain có tiềm năng tiết kiệm chi phí thông qua việc giảm chi phí giao dịch và xử lý thông tin, nhưng cạnh tranh cũng có khả năng gia tăng khi các công ty khởi nghiệp fintech mới xuất hiện có cơ hội để thành lập một trung gian thanh toán với chi phí thấp hơn (Iskandar, 2017). Thực tế, các ngân hàng đang phải đối mặt với thử thách rất lớn đến từ các công ty fintech. Thiếu thông tin là vấn đề nổi cộm nhất trong hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng ...

Tài liệu được xem nhiều: