Danh mục

Ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy các môn Khoa học tự nhiên

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 594.89 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này giới thiệu một trong các nguồn học liệu ứng dụng CNTT (một số bài mô phỏng ảo trong vật lý) đã và đang được quan tâm nghiên cứu, thử nghiệm tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Nguồn học liệu này cho phép khai thác và sử dụng hiệu quả trong hỗ trợ, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần đạt chuẩn đầu ra cho các đối tượng đào tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giảng dạy các môn Khoa học tự nhiên TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 93 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Vũ Nhân, Phạm Tuấn Anh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Lấy người học làm trung tâm và đạt chuẩn đầu ra, đáp ứng nguồn nhân lực cao của xã hội là mục đích của giáo dục hiện đại. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự phát triển và ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (TT) phải hiệu quả, phù hợp với chương trình và các đối tượng đào tạo. Ứng dụng CNTT và TT trong dạy học cho phép người dạy đổi mới phương pháp giảng dạy, có thể tích hợp nhiều phương pháp dạy trên nền tảng giảng dạy truyền thống, gắn kết nhau làm tăng tính trực quan, tính thực hành ngay trong giờ dạy. Những bài giảng như vậy có sức hấp dẫn, lôi cuốn và gợi mở tính chủ động sáng tạo của người học. Muốn vậy, đội ngũ giảng viên không những phải thành thạo về CNTT mà cần phải có một nguồn học liệu phong phú phục vụ giảng dạy. Bài báo này giới thiệu một trong các nguồn học liệu ứng dụng CNTT (một số bài mô phỏng ảo trong vật lý) đã và đang được quan tâm nghiên cứu, thử nghiệm tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Nguồn học liệu này cho phép khai thác và sử dụng hiệu quả trong hỗ trợ, đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần đạt chuẩn đầu ra cho các đối tượng đào tạo. Từ khóa: Phương pháp dạy học đại học, dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học hiện đại. Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 15.5.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Vũ Nhân; Email: nvnhan@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta biết rằng, trong dạy học có hai khái niệm cơ bản: Phương pháp dạy học và Thủ pháp dạy học. Trong đó phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa người dạy và người học, nhờ đó mà người học nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực. Còn thủ pháp dạy học là cách thức giải quyết một 94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI vấn đề cụ thể nào đó thuộc một phương pháp nhất định hay nói khác đi, thủ pháp chính là thao tác bộ phận của một phương pháp. Ranh giới giữa hai khái niệm “phương pháp” và “thủ pháp” chỉ mang tính tương đối. So với khái niệm phương pháp, khái niệm thủ pháp hẹp hơn. Mối quan hệ giữa phương pháp và thủ pháp có thể tạm so sánh với cách hiểu về chiến lược và chiến thuật trong khoa học quân sự. Nếu phương pháp chú ý tới cả quá trình thì thủ pháp là việc chú ý chủ yếu tới một thời điểm nhất định nào đấy trong quá trình đó. Theo quan điểm triết học, phương pháp là ý thức về hình thức tự vận động bên trong của nội dung (Logic học, Heghen). Như vậy phương pháp là con đường, cách thức, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để hoàn thành một nhiệm vụ đã định. Nhận định trên đã chỉ ra được tính khách quan và chủ quan của phương pháp. Bất cứ phương pháp nào cũng bao gồm trong bản thân nó sự nhận thức bởi người dạy và những quy luật khách quan chi phối đối tượng, trên cơ sở ý thức đó người dạy lựa chọn những thao tác thích hợp tác động lên đối tượng, làm cho nó biến đổi đi theo mục đích lựa chọn. Những quy luật khách quan được người dạy ý thức tạo lên mặt khách quan của phương pháp và chỉ phụ thuộc vào bản thân đối tượng. Còn những thao tác mà người dạy sử dụng để nhận thức và cải biến đối tượng thì tạo lên mặt chủ quan của phương pháp, nó phụ thuộc vào người dạy. Như vậy, để kích thích người học, cải biến họ nhận thức nội dung hiệu quả theo mục đích lựa chọn, người dạy phải lựa chọn phương pháp thích hợp, đúng đắn và chân thực. Một phương pháp thích hợp được lựa chọn theo ba tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn thứ nhất: Người dạy phải nắm bắt đối tượng, nắm bắt những quy luật khách quan chi phối đối tượng. Tiêu chuẩn thứ hai: Trên cơ sở tiêu chuẩn thứ nhất người dạy chọn những thao tác (kỹ năng, kỹ xảo) thích hợp theo từng nội dung và mục đích để tác động lên đối tượng. Tiêu chuẩn thứ ba: Là kết quả hành động của đối tượng theo yêu cầu nói riêng và học tập nói chung. Hành động đúng đắn trong học tập của đối tượng là thước đo hiệu quả của phương pháp lựa chọn. Ba tiêu chuẩn của phương pháp nêu trên đã thể hiện chặt chẽ mối liên hệ biện chứng giữa người dạy và người học. Khi nói tới phương pháp là nói tới hoạt động đó trên đối tượng. Hoạt động bao giờ cũng là sự gặp gỡ, sự tác động qua lại giữa người dạy và người học. Đây chính là sự thống nhất giữa chủ thể (người dạy) và đối tượng (người học). Người dạy thông qua hoạt động phương pháp tác động vào người học nhằm chiếm lĩnh và làm chủ đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: