Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát biến đổi độ cao mực nước lưu vực sông ngoài biên giới phục vụ quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát biến đổi độ cao mực nước lưu vực sông ngoài biên giới phục vụ quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát biến đổi độ cao mực nước lưu vực sông ngoài biên giới phục vụ quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu Nghiêm Văn Tuấn1*, Đỗ Thị Phương Thảo2, Vũ Thị Hiền3, Nguyễn Trọng Thể4 1 Cục Viễn thám quốc gia; tuan.nghiem.rsc@gmail.com; 2 Trường Đại học Mỏ-Địa Chất; phuongthao.mdc@gmail.com; 3 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; vthien@hcmunre.edu.vn; 4 Viện Công nghệ thông tin; nguyentrongthevcntt@gmail.com; *Tác giả liên hệ: tuan.nghiem.rsc@gmail.com; Tel.: +84–985226577 Ban Biên tập nhận bài: 15/9/2023; Ngày phản biện xong: 23/10/2023; Ngày đăng bài: 25/11/2023 Tóm tắt: Trên dòng chính sông Mê Công các quốc gia đã và đang xây dựng hàng chục hồ chứa nước phục vụ thủy điện, thủy lợi đã làm giảm lưu lượng dòng chảy về khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô kết hợp nước biển dâng do biến đổi khí hậu đã đẩy khu vực đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Để chủ động việc dự báo tài nguyên nước vào mùa khô, dữ liệu thủy văn phía thượng nguồn bên ngoài biên giới như lưu lượng dòng chảy, dung tích hồ chứa, hay số liệu điều tiết hồ gần thời gian thực là rất quan trọng. Tuy nhiên, số liệu này hiện nay các nước đều không chia sẻ và Việt Nam cũng không thể quan trắc trực tiếp do vấn đề về địa lý. Mục đích của bài báo này nhằm trình bày phương pháp viễn thám trong xác định, giám sát độ thay đổi cao mực nước của các hồ chứa trên dòng chính sông phía thượng lưu phục vụ cho việc tính toán số liệu điều tiết hồ chứa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với việc sử dụng kết hợp dữ liệu đo cao radar từ các vệ tinh Sentinel-3A, Sentinel-3B và Sentinel-6 có thể xác định được độ cao mực nước ở các hồ chứa với tần suất khoảng 10 ngày/1 lần; giúp cho việc dự báo sớm khả năng tác động đến mực nước đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Đo cao vệ tinh radar; SAR; Mực nước; BĐKH; Mê Công. 1. Giới thiệu Biến đổi khí hậu đang trở thành những thách thức nghiêm trọng không chỉ Việt Nam mà cả thế giới. Đối với Việt Nam, biến đổi khí hậu đến ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng nhiệt độ trung bình, hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi, tăng các trận mưa cực đoan, mực nước biển dâng cao [1]. Theo Kịch bản biến đổi Khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2020 cho thấy nhiệt độ khu vực Việt Nam đến cuối thế kỷ 21 (kịch bản RCP8.5) có thể tăng từ 1,5-3,5°C, nước biển dâng từ 48-105 cm đối với khu vực đồng bằng soogn Cửu Long [1]; dự báo này tương đồng với dự báo về nhiệt độ trung bình trên thế giói có thể tăng thêm từ 1- 3,4°C trong giai đoạn 2080-2090 [2]. Với đường bờ biển dài và địa hình thấp, kết hợp với các hiện tượng biến đổi khí hậu trên, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã, đang và sẽ phải đối mặt với một số tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Thể hiện rõ nhất là hạn mặn và xâm nhập đã và đang mở rộng ở 13 tỉnh của đồng bằng trong những năm gần đây, đe dọa đến canh tác nông nghiệp của khu vực. Chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất cả nước với 21% dân số, vùng đồng bằng này sản xuất 24,3 triệu tấn gạo, tương đương 56% tổng sản lượng lúa của Việt Nam trong năm 2012. Với những đóng góp của đồng bằng vào nền kinh tế quốc Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 755(1), 43-55; doi:10.36335/VNJHM.2023(755(1)).43-55 http://tapchikttv.vn/ Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2023, 755(1), 43-55; doi:10.36335/VNJHM.2023(755(1)).43-55 44 dân, thiệt hại kinh tế do xâm nhập mặn là rất đáng kể. Năm 2015, thiệt hại ước tính khoảng 45 triệu USD, tương đương 1,5% sản lượng lúa hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tình trạng này càng trầm trọng hơn khi khan hiếm nước sau khi kết thúc mùa mưa. Cùng với rủi ro về khí hậu, vùng châu thổ cũng đang phải đối mặt với sự dao động của mực nước do có nhiều đập được xây dựng ở thượng nguồn sông Mê Công khiến tình trạng xâm nhập mặn ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt là vào mùa khô khi dòng chảy của sông thấp hơn [3]. Năm 2023 được dự báo khả năng xâm nhập mặn có thể đến sớm hơn mọi năm, có thể xuất hiện ngay từ tháng 10 do lượng nước từ thượng nguồn đổ về thấp do sự tích trữ nước ở các hồ thủy điện phía thượng nguồn sông Mê Công [3, 4]. Chỉ tính riêng lưu vực sông Mê Công, Trung Quốc đã và đang xây dựng 14 đập thủy điện trên dòng chính sông Lan Thương (thượng nguồn sông Mê Công), ngoài ra dọc dòng chính sông Mê Công thuộc các nước Lào và Cam Pu Chia đã xây dựng và đang có các kế hoạch xây dựng các công trình thủy diện trên dòng sông này [5]. Theo đánh giá, năm 2019 do tác động của việc tích trữ nước ở thượng nguồn sông Mê Công đã làm cho mực nước trên hệ thống sông Tiền, sông Hậu xuống mức rất thấp và gây ra hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng ở khu vực Miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên hiện nay, việc thiếu thông tin, số liệu, dữ liệu về điều tiết hồ chứa (lưu lượng xả nước của các đập) và lưu lượng dòng chảy phía thượng lưu sông Mê Công bên ngoài biên giới do các nước quản lý hồ chứa không cung cấp và Việt Nam cũng không thế tiến hành quan trắc, đo đạc trực tiếp vì liên quan đến vấn đề lãnh thổ. Việc không có được đầy đủ thông tin này đặt ra nhiều khó khăn đối với công tác dự báo, xây dựng các kịch bản về tài nguyên nước phục vụ ứng phó kịp thời cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long [6]. Để dự báo tài nguyên nước đối với các lưu vực sông lớn có nhiều hồ chứa như sông Mê Công thường áp dụng các mô hình thủy văn lưu vực (ví dụ như Mike NAM và IQQM). Trong đó dữ liệu điều tiết hồ chứa (lượng nước xả ra của mỗi hồ chứa), lưu lượng dòng chảy trên sông là rất quan trọng [7, 8] nhằm thiết lập mô hình dự báo dòng chảy liên hồ chứa trên các lưu vực sông lớn (Hình 1). Hình 1. Sơ đồ áp dụng mô hình dự báo tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn. Trên hình 2 có thể thấy, đối v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khí tượng thủy văn Đo cao vệ tinh radar Dữ liệu đo cao radar Vệ tinh Sentinel-3A Công nghệ viễn thámGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thực trạng và giải pháp trong phân cấp hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
12 trang 248 0 0 -
17 trang 233 0 0
-
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết hàm ngẫu nhiên và ứng dụng trong khí tượng thủy văn: Phần 1
103 trang 184 0 0 -
84 trang 147 1 0
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
88 trang 137 0 0 -
11 trang 134 0 0
-
Đề tài Nghiên cứu xác định front trong toàn khu vực biển Đông
74 trang 133 0 0 -
34 trang 131 0 0
-
Báo cáo: Luận chứng kinh tế kỹ thuật-Điều kiện tự nhiên các địa điểm
99 trang 121 0 0 -
Nghiên cứu chế độ mưa, nhiệt tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ dữ liệu vệ tinh
10 trang 109 0 0 -
12 trang 103 0 0
-
Giáo trình Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Điều khiển phương tiện đi ven biển
125 trang 77 0 0 -
Thử nghiệm khả năng dự báo số ngày nắng nóng trên lãnh thổ Việt Nam bằng mạng thần kinh nhân tạo
8 trang 65 0 0 -
16 trang 54 0 0
-
60 trang 53 0 0
-
209 trang 46 0 0
-
Ứng dụng AI trong quan trắc mực nước bằng Camera
14 trang 45 0 0 -
Bài thuyết trình Khí tượng thủy văn: Các giải pháp khai thác tiềm năng khí hậu
16 trang 41 0 0 -
12 trang 41 0 0
-
20 trang 39 0 0