Danh mục

Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá biến động nhiệt độ thành phố Đà Nẵng theo kịch bản biến đổi khí hậu

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.65 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá biến động nhiệt độ thành phố Đà Nẵng theo kịch bản biến đổi khí hậu được nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá biến động nhiệt độ tại thành phố Đà Nẵng và phân tích xu hướng biến đổi nhiệt độ theo kịch bản biến đổi khí hậu tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá biến động nhiệt độ thành phố Đà Nẵng theo kịch bản biến đổi khí hậu KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0160 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG NHIỆT ĐỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Lê Ngọc Hành1 *, Trần Thị Ân2, Nguyễn Văn An1, Trương Phước Minh1 0F 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, 459 Tôn Đức Thắng, Liên Chiểu, Đà Nẵng 2 Trường Đại học Thủ Dầu Một, 06 Trần Văn Ơn, Thủ Dầu Một, Bình Dương TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá biến động nhiệt độ tại thành phố Đà Nẵng và phân tích xu hướng biến đổi nhiệt độ theo kịch bản biến đổi khí hậu tại địa phương. Phương pháp viễn thám và GIS được sử dụng trong bài báo này để chiết tách thông tin về nhiệt độ bề mặt và đánh giá biến động theo từng giai đoạn. Chúng tôi sử dụng nguồn ảnh viễn thám Landsat 5 và OLI trên nền tảng Google Earth Engine trong giai đoạn từ 1991-2020. Theo đó, chúng tôi tiến hành phân tích 412 ảnh Landsat trong thời gian nghiên cứu để tính toán nhiệt độ trung bình mùa hè từ tháng 5-8 là thời gian nóng nhất trong năm ở Đà Nẵng. Sau đó, nhiệt độ trung bình của các năm và từng giai đoạn được tính toán trên nền tảng điện toán đám mây Google Earth Engine. Kết quả cho thấy, nhiệt độ trung bình của thành phố Đà Nẵng có sự biến động qua các giai đoạn và có xu hướng tăng cao hơn trong giai đoạn từ 2011-2015 và 2016-2020. Bên cạnh đó, nghiên cứu này dựa vào kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 để tính toán nhiệt độ của các quận, huyện trong các giai đoạn của thế kỷ XXI. Kết quả cho thấy, nhiệt độ giai đoạn từ 2046-2065 và từ 2080-2099 có sự tăng mạnh. Từ khóa: Biến động nhiệt độ; Đà Nẵng; Google Earth Engine; Viễn thám. 1. MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà các biểu hiện cụ thể là hiện tượng nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, đã tác động đến rất nhiều khu vực trên thế giới và Việt Nam. Nhiệt độ là mối quan tâm hàng đầu trong nghiên cứu về BĐKH, vì nó ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thành phần khác trong tự nhiên. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã công bố trong Báo cáo đánh giá lần thứ sáu rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 1,1 °C trong thập kỷ gần đây (2011-2020) trong khi dự kiến sẽ tăng khoảng 1,3-5,7 °C vào cuối thế kỷ này tương ứng với lượng khí thải thấp và lượng khí thải rất cao ở các kịch bản [1]. Một số biểu hiện của thay đổi nhiệt độ ở Việt Nam đã xuất hiện là nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với mùa hè; nhiệt độ sâu trong đất liền tăng nhanh hơn so với nhiệt độ vùng biển, đảo [2]. Nhiệt độ bề mặt đất là mức độ nóng của bề mặt Trái đất ở một vị trí cụ thể. Mặt đệm có thể là đất hay nước, lớp phủ thực vật hay bằng băng tuyết bao phủ. Do đó, nhiệt độ bề mặt đất không giống với nhiệt độ không khí được đưa vào bản tin thời tiết hàng ngày. Bề mặt đệm thay đổi, không đồng nhất giữa các khu vực, vùng miền. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình biến động sử dụng đất, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa. * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: lnhanh@ued.udn.vn 58 Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đánh giá biến động nhiệt độ thành phố Đà Nẵng theo… Việc sử dụng viễn thám và GIS để nghiên cứu về nhiệt độ bề mặt đã được nhiều cơ quan, tổ chức, các nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện. Các tác giả Enric Valor và Vicente Caselles (1996) nghiên cứu phát xạ bề mặt từ chỉ số NDVI: Ứng dụng cho châu Âu, châu Phi và khu vực Nam Mỹ. Kết quả cho thấy giữa giá trị phát xạ và chỉ số NDVI có quan hệ rất mật thiết với nhau Việc tính toán này dựa trên những bề mặt đệm có tính chất đồng nhất [3]. Javed Mallick, Yogesh Kant và B.D. Bharath (2008) đã sử dụng ảnh Landsat ETM+ để ước tính nhiệt độ bề mặt đất của thành phố Delhi. Kết quả cho thấy sự thay đổi nhiệt độ bề mặt (LST) liên quan chặt chẽ đến các loại thảm thực vật khác nhau. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt có thể ước tính được nếu tính được giá trị NDVI [4]. Heldens, Hannes Taubenböck, Thomas Esch, Uta Heiden, Michael Wurm (2013) nghiên cứu vi khí hậu ở thành phố Munich, Đức. Kết quả cho thấy những đặc điểm không gian đô thị ảnh hưởng mạnh mẽ đến vi khí hậu đô thị [5]. Mohammad Subzar Malik, Jai Prakash Shukla và Satanand Mishra (2019) đã nghiên cứu mối quan hệ của LST, NDBI và NDVI bằng cách sử dụng dữ liệu Landsat-8 ở lưu vực sông Kandaihimmat, Hoshangabad, Ấn Độ [6]. Manal El Garouani, Mhamed Amyay, Abderrahim Lahrach, Hassane Jarar Oulidi (2021) đã theo dõi LST trong mối tương quan với thay đổi sử dụng đất ở đồng bằng Saïss (Morocco) [7]. Ở Việt Nam, Lê Văn Trung và Nguyễn Thanh Minh (2004) đã sử dụng hai thuật toán: thuật ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: