Ứng dụng dữ liệu ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT đa thời gian nghiên cứu hiện tượng cháy ngầm ở mỏ than
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.76 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này trình bày nghiên cứu ứng dụng dữ liệu viễn thám nhiệt đa thời gian LANDSAT nhằm phát hiện các vùng xảy ra cháy ngầm và xây dựng chương trình LST tính toán giá trị nhiệt độ bề mặt. Kết quả nhận được có thể sử dụng để giám sát các khu vực cháy ngầm, từ đó đưa ra các cảnh báo và biện pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng dữ liệu ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT đa thời gian nghiên cứu hiện tượng cháy ngầm ở mỏ than Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 58 năm 2014 _____________________________________________________________________________________________________________ ỨNG DỤNG DỮ LIỆU ẢNH HỒNG NGOẠI NHIỆT LANDSAT ĐA THỜI GIAN NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG CHÁY NGẦM Ở MỎ THAN TRỊNH LÊ HÙNG* TÓM TẮT Cháy ngầm ở mỏ than là một hiện tượng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống do giải phóng khí độc, gây cháy rừng, sụt lún bề mặt các cơ sở hạ tầng. Bài báo này trình bày nghiên cứu ứng dụng dữ liệu viễn thám nhiệt đa thời gian LANDSAT nhằm phát hiện các vùng xảy ra cháy ngầm và xây dựng chương trình LST tính toán giá trị nhiệt độ bề mặt. Kết quả nhận được có thể sử dụng để giám sát các khu vực cháy ngầm, từ đó đưa ra các cảnh báo và biện pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng trên. Từ khóa: cháy mỏ than, viễn thám, ảnh hồng ngoại nhiệt, LANDSAT, nhiệt độ bề mặt, chương trình LST. ABSTRACT The application of LANDSAT multi – temporal thermal infrared data to study coal fire Coal fire is a dangerous phenomenon which affects the environment seriously by releasing toxic fumes which causes forest fires, and subsidence of infrastructure surface. This article presents study on the application of LANDSAT multi – temporal thermal infrared images, which helps to detect coal fire and develop program LST for calculating land surface temperature. The results obtained in this study can be used to monitor fire zones so as to give warnings and solutions to prevent coal fire. Keywords: coal fire, remote sensing, thermal infrared image, LANDSAT, land surface temperature, LST program. 1. Mở đầu Cháy ngầm là một hiện tượng thường gặp ở các mỏ than trên thế giới. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng tự cháy của than là quá trình oxy hóa của than sinh ra nhiệt, nhiệt độ tích tụ lại qua thời gian dài không có nơi thóat ra sẽ gia tăng đến nhiệt độ tới hạn và sinh ra hiện tượng tự cháy trong than. Đây là một hiện tượng rất nguy hiểm trong khai thác hầm lò, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân và gây nguy hại cho các công trình xây dựng. Ở Việt Nam, một số vụ cháy ngầm đã được ghi nhận ở Quảng Ninh (2009), mỏ than Nông Sơn, Quảng Nam (2009, 2011). Tuy nhiên, do quy mô các vụ cháy ngầm này là nhỏ nên trên ảnh hồng ngoại nhiệt độ phân giải tương đối thấp (120m đối với ảnh nhiệt LANDSAT 5, 60m đối với ảnh nhiệt LANDSAT 7 và 100m đối với ảnh nhiệt LANDSAT 8), các vùng cháy ngầm này rất * TS, Học viện Kĩ thuật Quân sự, Hà Nội 140 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trịnh Lê Hùng _____________________________________________________________________________________________________________ khó phát hiện. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới ứng dụng dữ liệu viễn thám nhiệt giám sát hiện tượng cháy ngầm. Trong các nghiên cứu này thường sử dụng ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT 5 TM (Cracknell and Mansor, 1992 [2]; Deng and et al., 2001 [3]; Zang and et al., 1997 [8]) hoặc LANDSAT 7 ETM+ (Chen and et al., 2007 [1]; Mishra and et al., 2012 [6]) xác định nhiệt độ bề mặt nhằm phát hiện các vùng xảy ra cháy ngầm. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở việc tính nhiệt độ từ giá trị số của ảnh mà chưa quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt và lớp phủ thực vật. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng chưa đề cập đến việc sử dụng dữ liệu ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT 8 trong phát hiện các vùng cháy ngầm. Vệ tinh LANDSAT 8 sau khi được phóng thành công lên quỹ đạo đã cung cấp dữ liệu ảnh phong phú và hoàn toàn miễn phí, trong đó có 2 kênh ảnh hồng ngoại nhiệt với độ phân giải không gian 100m, thời gian chụp lặp lại 16 ngày. Bài báo này, trình bày một cách tổng thể phương pháp xác định nhiệt độ bề mặt từ dữ liệu ảnh nhiệt LANDSAT các thế hệ (LANDSAT 5, 7, 8), đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt và lớp phủ nhằm phát hiện các vùng dị thường về nhiệt, từ đó giúp đưa ra các cảnh báo về những vùng có khả năng xảy ra cháy ngầm. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Hiệu chỉnh bức xạ Để tính nhiệt độ bề mặt, bước đầu tiên phải tiến hành hiệu chỉnh bức xạ để chuyển đổi giá trị số nguyên của ảnh sang giá trị thực của bức xạ ( ). Việc hiệu chỉnh bức xạ còn giúp giảm thiểu sự khác biệt khi ghép các ảnh với nhau. Phương pháp hiệu chỉnh bức xạ đối với các thế hệ ảnh LANDSAT là khác nhau. Với ảnh LANDSAT ETM, ETM+, hiệu chỉnh bức xạ được thực hiện như sau: L max L min L ( DN DN min) L min ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng dữ liệu ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT đa thời gian nghiên cứu hiện tượng cháy ngầm ở mỏ than Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 58 năm 2014 _____________________________________________________________________________________________________________ ỨNG DỤNG DỮ LIỆU ẢNH HỒNG NGOẠI NHIỆT LANDSAT ĐA THỜI GIAN NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG CHÁY NGẦM Ở MỎ THAN TRỊNH LÊ HÙNG* TÓM TẮT Cháy ngầm ở mỏ than là một hiện tượng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống do giải phóng khí độc, gây cháy rừng, sụt lún bề mặt các cơ sở hạ tầng. Bài báo này trình bày nghiên cứu ứng dụng dữ liệu viễn thám nhiệt đa thời gian LANDSAT nhằm phát hiện các vùng xảy ra cháy ngầm và xây dựng chương trình LST tính toán giá trị nhiệt độ bề mặt. Kết quả nhận được có thể sử dụng để giám sát các khu vực cháy ngầm, từ đó đưa ra các cảnh báo và biện pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng trên. Từ khóa: cháy mỏ than, viễn thám, ảnh hồng ngoại nhiệt, LANDSAT, nhiệt độ bề mặt, chương trình LST. ABSTRACT The application of LANDSAT multi – temporal thermal infrared data to study coal fire Coal fire is a dangerous phenomenon which affects the environment seriously by releasing toxic fumes which causes forest fires, and subsidence of infrastructure surface. This article presents study on the application of LANDSAT multi – temporal thermal infrared images, which helps to detect coal fire and develop program LST for calculating land surface temperature. The results obtained in this study can be used to monitor fire zones so as to give warnings and solutions to prevent coal fire. Keywords: coal fire, remote sensing, thermal infrared image, LANDSAT, land surface temperature, LST program. 1. Mở đầu Cháy ngầm là một hiện tượng thường gặp ở các mỏ than trên thế giới. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng tự cháy của than là quá trình oxy hóa của than sinh ra nhiệt, nhiệt độ tích tụ lại qua thời gian dài không có nơi thóat ra sẽ gia tăng đến nhiệt độ tới hạn và sinh ra hiện tượng tự cháy trong than. Đây là một hiện tượng rất nguy hiểm trong khai thác hầm lò, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân và gây nguy hại cho các công trình xây dựng. Ở Việt Nam, một số vụ cháy ngầm đã được ghi nhận ở Quảng Ninh (2009), mỏ than Nông Sơn, Quảng Nam (2009, 2011). Tuy nhiên, do quy mô các vụ cháy ngầm này là nhỏ nên trên ảnh hồng ngoại nhiệt độ phân giải tương đối thấp (120m đối với ảnh nhiệt LANDSAT 5, 60m đối với ảnh nhiệt LANDSAT 7 và 100m đối với ảnh nhiệt LANDSAT 8), các vùng cháy ngầm này rất * TS, Học viện Kĩ thuật Quân sự, Hà Nội 140 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trịnh Lê Hùng _____________________________________________________________________________________________________________ khó phát hiện. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới ứng dụng dữ liệu viễn thám nhiệt giám sát hiện tượng cháy ngầm. Trong các nghiên cứu này thường sử dụng ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT 5 TM (Cracknell and Mansor, 1992 [2]; Deng and et al., 2001 [3]; Zang and et al., 1997 [8]) hoặc LANDSAT 7 ETM+ (Chen and et al., 2007 [1]; Mishra and et al., 2012 [6]) xác định nhiệt độ bề mặt nhằm phát hiện các vùng xảy ra cháy ngầm. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu dừng lại ở việc tính nhiệt độ từ giá trị số của ảnh mà chưa quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt và lớp phủ thực vật. Bên cạnh đó, các nghiên cứu này cũng chưa đề cập đến việc sử dụng dữ liệu ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT 8 trong phát hiện các vùng cháy ngầm. Vệ tinh LANDSAT 8 sau khi được phóng thành công lên quỹ đạo đã cung cấp dữ liệu ảnh phong phú và hoàn toàn miễn phí, trong đó có 2 kênh ảnh hồng ngoại nhiệt với độ phân giải không gian 100m, thời gian chụp lặp lại 16 ngày. Bài báo này, trình bày một cách tổng thể phương pháp xác định nhiệt độ bề mặt từ dữ liệu ảnh nhiệt LANDSAT các thế hệ (LANDSAT 5, 7, 8), đồng thời nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt và lớp phủ nhằm phát hiện các vùng dị thường về nhiệt, từ đó giúp đưa ra các cảnh báo về những vùng có khả năng xảy ra cháy ngầm. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Hiệu chỉnh bức xạ Để tính nhiệt độ bề mặt, bước đầu tiên phải tiến hành hiệu chỉnh bức xạ để chuyển đổi giá trị số nguyên của ảnh sang giá trị thực của bức xạ ( ). Việc hiệu chỉnh bức xạ còn giúp giảm thiểu sự khác biệt khi ghép các ảnh với nhau. Phương pháp hiệu chỉnh bức xạ đối với các thế hệ ảnh LANDSAT là khác nhau. Với ảnh LANDSAT ETM, ETM+, hiệu chỉnh bức xạ được thực hiện như sau: L max L min L ( DN DN min) L min ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cháy mỏ than Ảnh hồng ngoại nhiệt Ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT Nhiệt độ bề mặt Chương trình LST Hiện tượng cháy ngầm ở mỏ thanGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 202 0 0
-
Ứng dụng viễn thám đánh giá nguy cơ hạn hán khu vực huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
12 trang 24 0 0 -
Diễn biến đô thị hóa và nhiệt độ bề mặt ở thành phố Long Xuyên
13 trang 21 0 0 -
Ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat 8 đánh giá mức độ khô hạn tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
12 trang 20 0 0 -
9 trang 20 0 0
-
9 trang 19 0 0
-
Nghiên cứu đề xuất hệ thống giám sát hạn hán thời gian thực ở Việt Nam
5 trang 17 0 0 -
Hệ thống hồ ở thành nội Huế và khả năng giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị
10 trang 16 0 0 -
7 trang 16 0 0
-
Nghiên cứu biểu thức dự đoán nhiệt độ bề mặt kết cấu áo đường bê tông nhựa
7 trang 14 0 0