Danh mục

Ứng dụng GIS viễn thám và chỉ số tổn thương bờ biển nhằm đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ tỉnh Thừa Thiên - Huế dưới ảnh hưởng của nước biển dâng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.59 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo phân tích việc sử dụng chỉ số tổn thương bờ biển (Coastal Vulnerability Index - CVI) kết hợp với công cụ Viễn thám và GIS, là một trong những phương pháp hiệu quả để đánh giá, xác định nguy cơ tổn thương đới bờ ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng GIS viễn thám và chỉ số tổn thương bờ biển nhằm đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ tỉnh Thừa Thiên - Huế dưới ảnh hưởng của nước biển dâng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 97-107 ỨNG DỤNG GIS VIỄN THÁM VÀ CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG BỜ BIỂN NHẰM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỔN THƯƠNG ĐỚI BỜ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG Nguyễn Hoàng Sơn1 và Nguyễn Ngọc Đàn2 1 Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Huế 2 Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung Tóm tắt. Sử dụng chỉ số tổn thương bờ biển (Coastal Vulnerability Index - CVI) kết hợp với công cụ Viễn thám và GIS, là một trong những phương pháp hiệu quả để đánh giá, xác định nguy cơ tổn thương đới bờ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 11.042,7 km2 (6,3%) diện tích đới bờ có mức độ tổn thương rất cao, tập trung tại các xã thuộc huyện Quảng Điền và Phú Vang; 72.832,4 km2 (41,7%) diện tích đới bờ có mức độ tổn thuơng cao, tập trung tại các xã thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và thành phố Huế; 48.769,9 km2 (27,9%) diện tích đới bờ có mức độ tổn thương trung bình, tập trung tại các xã thuộc huyện Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền và Phú Lộc và 42.012,97 km2 (24%) có mức độ tổn thương thấp, tập trung chủ yếu ở các xã thuộc huyện Hương Trà, Phú Lộc, thành phố Huế. Phân tích các đối tượng xã hội nằm trong các vùng chịu ảnh hưởng của nước biển dâng cho thấy, càng tiến sâu về phía lục địa, mức nguy cơ tổn thương càng giảm. Theo đó, địa phương sẽ chịu nhiều thiệt hại và có nguy cơ tổn thương cao là các huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Từ khóa: Chỉ số tổn thương bờ biển (CVI), nước biển dâng, Thừa Thiên Huế. 1. Mở đầu Đới bờ là một vùng chuyển tiếp mà ở đó môi trường biển và môi trường lục địa tương tác lẫn nhau và hình thành một môi trường thống nhất. Đới bờ Thừa Thiên Huế được xác định gồm phạm vi nghiên cứu về phía lục địa gồm các xã của tỉnh có toàn bộ hoặc phần lớn diện tích nằm về phía Đông của đường bình độ 25 m [1]. Đới bờ Thừa Thiên Huế là nơi tập trung đông dân cư, các vùng đất canh tác nông nghiệp chính, hệ sinh thái đa dạng và có ý nghĩa an ninh quốc phòng quan trọng; đây là khu vực có địa hình trũng thấp với các bờ cát nhạy cảm và có sự thay đổi của mực nước biển, tiềm ẩn các tai biến nguy hiểm như lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển, ngập chìm các vùng đất canh tác. Ngày nhận bài: 9/5/2014. Ngày nhận đăng: 15/7/2014. Tác giả liên lạc: Nguyễn Hoàng Sơn, địa chỉ e-mail: sonkdia06@yahoo.com 97 Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Ngọc Đàn Đánh giá nguy cơ tổn thương bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế dưới tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu, là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu các tác hại của thiên tai, duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu, các hệ sinh thái đặc trưng và đa dạng sinh học, góp phần hỗ trợ hoạch định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho từng địa phương nhằm đạt được sự phát triển bền vững đới bờ Thừa Thiên Huế [2]. Để đánh giá chỉ số tổn thương đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế, bài báo đã sử dụng chỉ số CVI (Coastal Vulnerability Index) để xác định mức độ tổn thương tự nhiên, chỉ số CsoVI (Coastal Social Vulnerability Index) để xác định mức độ tổn thương xã hội và chỉ số PVI (Place Vulnerability Index) để xác định mức độ tổn thương đới bờ. Sau khi xây dựng các bản đồ chỉ số tổn thương, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ Thừa Thiên Huế do mực nước biển dâng trong tương lai. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Dữ liệu sử dụng Để tài sử dụng gồm các loại dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian có liên quan đến đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể: - Dữ liệu thuộc tính: Bao gồm các báo cáo về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, các nghiên cứu liên quan tới bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế. - Dữ liệu không gian: Bao gồm các bản đồ và ảnh viễn thám. + Dữ liệu bản đồ: gồm có các dữ liệu địa hình, hành chính, địa mạo, sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế của dự án GIS Huế. Ngoài ra còn sử dụng bản đồ đường đẳng sâu tỉ lệ 1:50.000. + Dữ liệu ảnh Viễn thám: Ảnh vệ tinh Landsat 5 TM (LT5) và Landsat 7 ETM khu vực Thừa Thiên Huế (path 125/row 48 và path 125/row 49) chụp các năm 1989, 1996, 2000, 2005 và 2010; được tải từ website của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ - USGS (Bảng 1) có độ phân giải mặt đất là 30 m. Bảng 1. Thông tin ảnh viễn thám sử dụng trong nghiên cứu Stt Vị trí Năm Vệ tinh Bộ cảm Datum Nguồn 1 Zone 48N - path 1989 Landsat 5 TM WGS84 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: