Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ suất liều phóng xạ
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 673.58 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài “Ứng dụng kỹ thuật GIS để xây dựng bản đồ suất liều phóng xạ” cho sản phẩm cuối cùng là bản đồ suất liều của thành phố Biên Hòa với tỷ lệ 1/50.000, độ lớn của suất liều được thể hiện bằng thang màu do đề tài quy ước. Ngoài mục đích mô tả trực quan giá trị suất liều tại khu vực, bản đồ do đề tài thực hiện còn có tác dụng minh họa cho việc vẽ bản đồ phông phóng xạ về sau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ suất liều phóng xạ Năm học 2008 – 2009 ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SUẤT LIỀU PHÓNG XẠ Bùi Minh Lộc Sinh viên năm 4, Khoa Vật lý GVHD: TS. Thái Khắc Định 1. Đặt vấn đề Các hoạt động của con người ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường. Vì thế mối quan tâm của Khoa học và Công nghệ trong nghiên cứu và kiểm soát chất lượng môi trường ngày càng lớn. Phóng xạ môi trường là một trong những chỉ số chất lượng môi trường quan trọng vì sự tồn tại khá phổ biến của các nhân phóng xạ trong đất, nước, không khí, động thực vật và trong cả cơ thể con người. Thêm vào đó là các ứng dụng ngày càng rộng rãi của ngành kỹ thuật hạt nhân. Ảnh hưởng của phóng xạ môi trường lên con người rất phức tạp và không nhận biết được bằng các giác quan nên là vấn đề nhạy cảm, được xã hội rất quan tâm. Để khảo sát phông phóng xạ môi trường nhằm đưa ra các khuyến cáo về an toàn phóng xạ, tại nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng bản đồ phông phóng xạ, một số tỉnh khác đang có đề tài xây dựng bản đồ phông phóng xạ. Và trong tương lai sẽ có một bản đồ phông phóng xạ cho toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc làm này cần phải thu thập, xử lý, phân tích, lưu trữ một số lượng lớn các thông tin địa lý, phóng xạ. Ngày nay thông tin địa lý được số hóa nhờ khoa học máy tính làm cho hiệu quả thông tin đạt một tầm cao mới và công nghệ GIS trở thành một công cụ tối ưu phục vụ cho vấn đề xây dựng bản đồ phông phóng xạ. Đề tài “Ứng dụng kỹ thuật GIS để xây dựng bản đồ suất liều phóng xạ” cho sản phẩm cuối cùng là bản đồ suất liều của thành phố Biên Hòa với tỷ lệ 1/50.000, độ lớn của suất liều được thể hiện bằng thang màu do đề tài qui ước. Ngoài mục đích mô tả trực quan giá trị suất liều tại khu vực, bản đồ do đề tài thực hiện còn có tác dụng minh họa cho việc vẽ bản đồ phông phóng xạ về sau. Để vẽ được bản đồ suất liều đề tài đã thực hiện việc lấy số đo suất liều phóng xạ trên thực địa, thành phố Biên Hòa. Sau khi có bộ số liệu là 160 điểm đo suất liều được lấy ngẫu nhiên tại thành phố, sử dụng phần mềm Surfer 8.0 nội 3 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH suy giá trị tại các điểm không có dữ liệu. Phần mềm Mapinfo 9.0 được sử dụng để chuẩn bị phần thông tin địa lý và vẽ bản đồ suất liều. Hình 1: Máy Inspector và máy định vị toàn cầu GPS được sử dụng khi lấy số đo suất liều (nguồn từ trang web của nhà sản xuất) 2. Kết quả đề tài Hình 2: Bản đồ suất liều tại thành phố Biên Hòa (bản đồ màu) Bản đồ màu trong hình 2 gồm các lớp: giao thông, thủy hệ, ranh giới và lớp suất liều phóng xạ. Ngoài ra, bản đồ đẳng xạ cũng được sử dụng để mô tả suất liều tại khu vực khảo sát. Bản đồ đẳng xạ trong hình 3 gồm các lớp: thủy hệ, ranh giới, lớp màu và lớp đường đẳng xạ. 4 Năm học 2008 – 2009 Hình 3: Bản đồ suất liều (Bản đồ đường đẳng xạ) trên nền màu Sau khi thực hiện đề tài, ta có giá trị suất liều đo được tại các vị trí lấy mẫu tại thành phố Biên Hòa trong khoảng từ 0.077 Sv/h đến 0.179 Sv/h. Theo tính toán: Giá trị thấp nhất: 0.077.106 24 365 0.675 (mSv/năm) Giá trị cao nhất: 0.179.106 24 365 1.568 (mSv/năm) So với suất liều tương đương trung bình trên thế giới khoảng 2 mSv/năm thì các giá trị khảo sát là thấp. Nếu so với giá trị mức phông trên thế giới trong khoảng 0.08 Sv/h đến 0.15 Sv/h thì đa số các giá trị thu thập được là bình thường. Các giá trị suất liều cao hơn các điểm khác (hơn 0.15 Sv/h) tập trung gần khu vực phía Tây sân bay Biên Hòa, thuộc phường Tân Phong. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng 1.568 mSv/năm là mức phông thấp hơn giá trị suất liều tương đương trung bình trên thế giới. Màu sử dụng trên bản đồ chỉ do người thực hiện đề tài qui ước, không mang ý nghĩa cảnh báo khu vực có phóng xạ cao. Việc lấy mẫu không thể thực hiện được tại các khu vực quân sự và khu công nghiệp tại thành phố nên dẫn đến thiếu dữ liệu tại các khu vực này (phường Long Bình). Tuy nhiên, đây là các khu có mật độ dân cư thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả đề tài. 5 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Qua khảo sát sơ bộ, nhìn chung khu vực khảo sát không có các điểm phóng xạ môi trường cao ở mức đáng lo ngại. Tuy nhiên cần phải có đề tài nghiên cứu cấp cao hơn mới đủ cơ sở khoa học để đưa ra các kết luận và khuyến cáo chính xác cho các cơ quan chức năng và người dân trong khu vực. Bản đồ suất liều đề tài đã thực hiện cho biết mức phông tại khu vực nhưng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ suất liều phóng xạ Năm học 2008 – 2009 ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SUẤT LIỀU PHÓNG XẠ Bùi Minh Lộc Sinh viên năm 4, Khoa Vật lý GVHD: TS. Thái Khắc Định 1. Đặt vấn đề Các hoạt động của con người ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường. Vì thế mối quan tâm của Khoa học và Công nghệ trong nghiên cứu và kiểm soát chất lượng môi trường ngày càng lớn. Phóng xạ môi trường là một trong những chỉ số chất lượng môi trường quan trọng vì sự tồn tại khá phổ biến của các nhân phóng xạ trong đất, nước, không khí, động thực vật và trong cả cơ thể con người. Thêm vào đó là các ứng dụng ngày càng rộng rãi của ngành kỹ thuật hạt nhân. Ảnh hưởng của phóng xạ môi trường lên con người rất phức tạp và không nhận biết được bằng các giác quan nên là vấn đề nhạy cảm, được xã hội rất quan tâm. Để khảo sát phông phóng xạ môi trường nhằm đưa ra các khuyến cáo về an toàn phóng xạ, tại nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng bản đồ phông phóng xạ, một số tỉnh khác đang có đề tài xây dựng bản đồ phông phóng xạ. Và trong tương lai sẽ có một bản đồ phông phóng xạ cho toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc làm này cần phải thu thập, xử lý, phân tích, lưu trữ một số lượng lớn các thông tin địa lý, phóng xạ. Ngày nay thông tin địa lý được số hóa nhờ khoa học máy tính làm cho hiệu quả thông tin đạt một tầm cao mới và công nghệ GIS trở thành một công cụ tối ưu phục vụ cho vấn đề xây dựng bản đồ phông phóng xạ. Đề tài “Ứng dụng kỹ thuật GIS để xây dựng bản đồ suất liều phóng xạ” cho sản phẩm cuối cùng là bản đồ suất liều của thành phố Biên Hòa với tỷ lệ 1/50.000, độ lớn của suất liều được thể hiện bằng thang màu do đề tài qui ước. Ngoài mục đích mô tả trực quan giá trị suất liều tại khu vực, bản đồ do đề tài thực hiện còn có tác dụng minh họa cho việc vẽ bản đồ phông phóng xạ về sau. Để vẽ được bản đồ suất liều đề tài đã thực hiện việc lấy số đo suất liều phóng xạ trên thực địa, thành phố Biên Hòa. Sau khi có bộ số liệu là 160 điểm đo suất liều được lấy ngẫu nhiên tại thành phố, sử dụng phần mềm Surfer 8.0 nội 3 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH suy giá trị tại các điểm không có dữ liệu. Phần mềm Mapinfo 9.0 được sử dụng để chuẩn bị phần thông tin địa lý và vẽ bản đồ suất liều. Hình 1: Máy Inspector và máy định vị toàn cầu GPS được sử dụng khi lấy số đo suất liều (nguồn từ trang web của nhà sản xuất) 2. Kết quả đề tài Hình 2: Bản đồ suất liều tại thành phố Biên Hòa (bản đồ màu) Bản đồ màu trong hình 2 gồm các lớp: giao thông, thủy hệ, ranh giới và lớp suất liều phóng xạ. Ngoài ra, bản đồ đẳng xạ cũng được sử dụng để mô tả suất liều tại khu vực khảo sát. Bản đồ đẳng xạ trong hình 3 gồm các lớp: thủy hệ, ranh giới, lớp màu và lớp đường đẳng xạ. 4 Năm học 2008 – 2009 Hình 3: Bản đồ suất liều (Bản đồ đường đẳng xạ) trên nền màu Sau khi thực hiện đề tài, ta có giá trị suất liều đo được tại các vị trí lấy mẫu tại thành phố Biên Hòa trong khoảng từ 0.077 Sv/h đến 0.179 Sv/h. Theo tính toán: Giá trị thấp nhất: 0.077.106 24 365 0.675 (mSv/năm) Giá trị cao nhất: 0.179.106 24 365 1.568 (mSv/năm) So với suất liều tương đương trung bình trên thế giới khoảng 2 mSv/năm thì các giá trị khảo sát là thấp. Nếu so với giá trị mức phông trên thế giới trong khoảng 0.08 Sv/h đến 0.15 Sv/h thì đa số các giá trị thu thập được là bình thường. Các giá trị suất liều cao hơn các điểm khác (hơn 0.15 Sv/h) tập trung gần khu vực phía Tây sân bay Biên Hòa, thuộc phường Tân Phong. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng 1.568 mSv/năm là mức phông thấp hơn giá trị suất liều tương đương trung bình trên thế giới. Màu sử dụng trên bản đồ chỉ do người thực hiện đề tài qui ước, không mang ý nghĩa cảnh báo khu vực có phóng xạ cao. Việc lấy mẫu không thể thực hiện được tại các khu vực quân sự và khu công nghiệp tại thành phố nên dẫn đến thiếu dữ liệu tại các khu vực này (phường Long Bình). Tuy nhiên, đây là các khu có mật độ dân cư thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả đề tài. 5 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Qua khảo sát sơ bộ, nhìn chung khu vực khảo sát không có các điểm phóng xạ môi trường cao ở mức đáng lo ngại. Tuy nhiên cần phải có đề tài nghiên cứu cấp cao hơn mới đủ cơ sở khoa học để đưa ra các kết luận và khuyến cáo chính xác cho các cơ quan chức năng và người dân trong khu vực. Bản đồ suất liều đề tài đã thực hiện cho biết mức phông tại khu vực nhưng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học sinh viên Ứng dụng GIS Bản đồ suất liều phóng xạ Bản đồ suất liều Xây dựng bản đồ phông phóng xạ Bản đồ phóng xạGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 591 5 0
-
83 trang 408 0 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 253 2 0 -
12 trang 152 0 0
-
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 120 0 0 -
9 trang 107 0 0
-
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 94 0 0 -
10 trang 91 0 0
-
60 trang 71 0 0
-
87 trang 56 0 0