hiện nay việc xử lý triệt để nước thải đang được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi, để đáp ứng tiêu chuẩn thải ra sông ngòi ngày càng gắt gao tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, xử lý nước thải triệt để còn rất cần thiết trong hệ thống cấp nước công nghiệp tuần hoàn để sử dụng lại nước thải cho quá trình sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng hệ vi sinh bám dính trong xử lý
Ứng dụng hệ vi sinh bám dính trong xử lý
triệt để nước thải
More About : bun hoat tinh la gi
Hiện nay việc xử lý triệt để nước thải đang
được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi, để đáp
ứng tiêu chuẩn thải ra sông ngòi ngày càng
gắt gao tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra,
xử lý nước thải triệt để còn rất cần thiết trong
hệ thống cấp nước công nghiệp tuần hoàn để
sử dụng lại nước thải cho quá trình sản xuất.
Xử lý nước thải triệt để (Advanced
Wastewater Treatmnt) có thể được hiểu như
là công đoạn xử lý bổ sung cần thiết để loại bỏ
các hợp chất lơ lửng cũng như hoà tan trong
nước thải dưới nồng độ giới hạn sau công
đoạn xử lý bậc 2 truyền thống. Các công trình
xử lý triệt để nước thải có thể là công trình xử
lý cơ học, sinh học, xử lý hoá lý hoặc kết hợp
giữa các phương pháp trên. Phương pháp xử
lý triệt để nước thải có thể phân ra làm: (1) xử
lý bằng hệ vi sinh lơ lửng, hay còn gọi là bùn
hoạt tính; (2) hệ vi sinh bám dính, hay còn gọi
là màng sinh học và (3) kết hợp. Phương
pháp sinh học sử dụng hệ vi sinh bám dính có
một số ưu điểm hơn so với các phương pháp
khác.
Các phương pháp xử lý
1. Xử lý hợp chất hữu cơ (theo BOD), Ni-tơ (N)
và chất lơ lửng SS
Quá trình loại bỏ ammonia nitrogen (NH4+)
hay là quá trình nitrate hoá (nitrification) có thể
thực hiện theo hai cách: (1) xử lý theo bậc, tức
là quá trình xử lý chất hữu cơ BOD và xử lý
ammonia nitrogen (NH4+) được thực hiện
trong các công trình riêng biệt (hình 1 và 2 )
xử lý đồng thời, tức là loại bỏ chất hữu cơ
(theo BOD) và ammonia nitrogen (NH4+) trong
cùng một công trình (hình 2).
Để thực hiện quá trình xử lý theo bậc, trong
thực tế ứng dụng rộng rãi hệ vi sinh bám dính,
dưới dạng công trình bể lọc sinh học
(strickling filter hay biofilter)và các đĩa sinh
học. Bể lọc sinh học ứng dụng cho quá trình
nitrat hoá thông thường được bố trí sau bể
aeroten, hoặc bể lọc sinh học bậc 1 khi nước
thải đã bị loại bỏ hầu hết chất hữu cơ (BOD).
Thông dụng nhất là xử lý qua 2 bậc biofilter
với các vật liệu lọc bằng chất tổng hợp có bề
mặt bám dính riêng cao. Tải trọng thuỷ lực là
thông số thiết kế quan trọng để tính toán bể
biofilter cho quá trình nitrat hoá riêng. Hiệu
suất xử lý ammonia nitrogen (NH4+) giảm đi
khi tăng tải trọng thuỷ lực và giảm nhiệt độ
nước thải. Trên thực tế, với tải trọng thuỷ lực
khoảng 20,37 l/m2.phút thì hiệu quả xử lý nitơ
amôn (NH4+) luôn luôn đạt được cao cho mọi
mùa trong năm.
2. Xử lý phôtpho (P) của nước thải bằng hệ vi
sinh bám dính
Các hợp chất nitrogen (N) và phosphorus (P)
trong nước thải là nguyên nhân gây ra hiện
tượng phú dưỡng. Trên thế giới phương pháp
phổ biến để loại bỏ P ra khỏi nước thải vẫn là
phương pháp lý hoá kết hợp. Việc loại bỏ
phosphorus (P) theo phương pháp sinh học
bằng hệ bùn hoạt tính đơn lơ lửng (single
sludge system) chạy qua các vùng yếm khí
(anaerobic), thiếu khí (anoxic) và háo khí
(aerobic) là phổ biến nhất, ví dụ: loại bỏ
phosphorus (P) bằng A/O process, PhoTrip
process, loại bỏ N và P đồng thời - A2/O,
Brandenpho process, UTC,… đòi hỏi mức đầu
tư cao và chi phí vận hành lớn (lưu lượng tuần
hoàn tới 300% - 600%). Mặt khác, việc sao
chép 100% công nghệ nước ngoài sẽ không
có hiệu quả xử lý như mong muốn, do thành
phần nước thải các thành phố trên thế giới
khác nhau. Bên cạnh đó việc xử lý loại bỏ
phosphorus (P), giảm nồng độ (P) dưới tiêu
chuẩn cho phép bằng phương pháp sinh học
sử dụng hệ vi sinh bám dính là không thể
được. Tuy vậy, việc kết hợp phương pháp
sinh học với quá trình xử lý hoá học có thể
mang lại hiệu quả mong muốn.
Ứng dụng hệ vi sinh bám dính trong xử lý
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 119.59 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu có liên quan:
-
Nghiên cứu loại bỏ nitơ bằng quá trình khử nitrat: Thực nghiệm quy mô phòng thí nghiệm
5 trang 196 0 0 -
Đề thi trắc nghiệm côn trùng Đại cuơng
14 trang 56 0 0 -
16 trang 40 0 0
-
Đề cương ôn tập hết học phần môn di truyền học
21 trang 37 0 0 -
6 trang 33 0 0
-
6 trang 33 0 0
-
17 trang 33 0 0
-
120 trang 32 0 0
-
26 trang 31 0 0
-
11 trang 31 0 0