Danh mục

CHỌN LỌC HÀNG LOẠT

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.31 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách tiến hành Trong 1 quần thể vật nuôi hay cây trồng, dựa vào kiểu hình người ta chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống. Ở cây trồng, hạt của những cây đã chọn được thu hoạch chung, trộn lẫn với nhau để trồng trong vụ sau. Ở vật nuôi, những cá thể có ngoại hình đẹp, lớn nhanh, đẻ tốt được chọn ra để nhân giống. Việc so sánh năng suất trung bình của vụ sau so với giống ban đầu cho phép đánh giá hiệu quả chọn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHỌN LỌC HÀNG LOẠT CHỌN LỌC HÀNG LOẠT1.Cách tiến hành Trong 1 quần thể vật nuôi hay cây trồng, dựa vào kiểu hình người ta chọnra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống. Ở cây trồng, hạt của những cây đã chọn được thu hoạch chung, trộn lẫnvới nhau để trồng trong vụ sau. Ở vật nuôi, những cá thể có ngoại hình đẹp,lớn nhanh, đẻ tốt được chọn ra để nhân giống. Việc so sánh năng suất trungbình của vụ sau so với giống ban đầu cho phép đánh giá hiệu quả chọn lọc. Tuỳ theo vật liệu khởi đầu, yêu cầu và hiệu quả chọn lọc, có thể tiến hànhchọn lọc hàng loạt 1 lần hay phải lặp lại nhiều lần. Từ lâu nông dân ta đã chọn lọc hàng loạt đối với cây lúa theo 3 tiêu chuẩn:khóm tốt, bông tốt, hạt tốt. Giống cải củ số 9 được Viện Cây lương thựcthực phẩm chọn lọc hàng loạt từ giống cải củ Hồng Kông nhập vào nước tanăm 1980, có thời gian sinh trưởng 40 – 45 ngày, khối lượng củ trung bình230g, năng suất 35 – 40 tạ/ha. Trong chăn nuôi phương pháp chọn lọc hàng loạt đã góp phần tạo ranhững giống có năng suất cao về sữa, trứng, thịt, len.2.Phạm vi ứng dụng Đối với những cây tự thụ phấn, có khi chỉ chọn lọc 1 lần đã mang lại hiệuquả. Đối với những cây giao phấn vì quần thể có kiểu gen không đồng nhất,các thế hệ sau có sự phân tính, nên thường phải chọn lọc hàng loạt nhiều lần. Chọn lọc hàng loạt là phương pháp hữu hiệu để duy trì chất lượng và năngsuất của giống khi đưa vào sản xuất đại trà qua nhiều vụ, để phục trángnhững giống đã khu vực hoá va` để cung cấp giống cho sản xuất.3. Ưu, nhược điểm Phương pháp chọn lọc hàng loạt đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể ápdụng rộng rãi. Phần lớn các giống tốt ở các địa phương là do nhân dân sángtạo ra trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp đó. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ căn cứ trên kiểu hình, khôngkiểm tra được kiểu gen của cá thể nên việc củng cố, tích luỹ các biến dị tốtchậm đưa đến kết quả. Ta biết rằng mỗi tính trạng trên cơ thể đều phụ thuộc2 yếu tố: gen và môi trường. Tuy nhiên, tỷ trọng của mỗi yếu tố này là khácnhau tuỳ từng tính trạng, biểu thị ở hệ số di truyền. Hệ số di truyền cao nóilên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào gen, ảnh hưởng của môi trường làít. Ngược lại, hệ số di truyền thấp, chứng tỏ tính trạng chịu ảnh hưởng nhiềucủa môi trường. Ví dụ hệ số di truyền sản lượng trứng gà Lơgo là 9 – 22%,khối lượng trứng gà là 36 – 93%, sản lượng sữa bò 1 kỳ vắt sữa là 25 – 38%,hàm lượng mỡ trong sữa bò là 33 – 57%. Phương pháp chọn lọc hàng loạtthường chỉ dễ có hiệu quả đối với tính trạng có hệ số di truyền khá cao. Trong khi chọn lọc một loạt cây tốt có thể lẫn lộn các kiểu hình tốt do kiểugen tốt với những thường biến do các yếu tố vi địa hình, vi khí hậu. Để khắcphục điều này, người ta cố gắng tiến hành chọn lọc hàng loạt trên các chânruộng đồng đều về địa hình, độ phì của đất.CHỌN LỌC CÁ THỂ1. Cách tiến hành Trong quần thể khởi đầu người ta cũng chọn lấy một số ít cá thể tốt nhấtnhưng điều sai khác căn bản so với chọn lọc hàng loạt là ở chọn lọc cá thểcon cháu của những cá thể này được nhân lên một cách riêng rẽ theo từngdòng, do đó kiểu gen của mỗi cá thể ban đầu sẽ được kiểm tra qua nhiều thếhệ. Sự so sánh giữa các dòng và so sánh với giống khởi đầu sẽ cho phépchọn được những dòng tốt nhất, loại bỏ những dòng không đáp ứng mục tiêuchọn giống. Phương pháp chọn lọc cá thể có thể được tiến hành 1 lần haynhiều lần. Ví dụ, giống đậu tương 138 được chọn lọc từ tổ hợp lai Cọc chùm x V73bằng phương pháp chọn lọc cá thể tại Viện cây lương thực thực phẩm, đưavào khảo nghiệm năm 1981, có thân cao, phân nhánh ít, quả to, ít đổ, chốngsâu bệnh khá, thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày, năng suất 12 – 16 tạ/ha.2. Phạm vi ứng dụng Khi mục tiêu chọn lọc là loại tính trạng có hệ số di truyền thấp thì phải ápdụng phương pháp chọn lọc cá thể. Chọn lọc cá thể một lần được áp dụngcho các cây nhân giống vô tính và các cây tự thụ phấn. Dòng tự thụ phấn cókiểu gen khá đồng nhất và ổn định nên có khi chỉ chọn lọc cá thể 1 lần la` đãcó kết quả. Đối với cây giao phấn, nếu muốn áp dụng chọn lọc cá thể thì phải tiếnhành nhiều lần. Trong quần thể giao phấn rất khó xác địng cây bố, và concháu của 1 cây ban đầu thường không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình,do đó chọn lọc cá thể 1 lần không đủ để đánh giá. Đối với vật nuôi, người ta kiểm tra đực giống qua đời sau. Con đực khôngthể cho sữa, trứng, nhưng ảnh hưởng đến 1 số lượng lớn con cháu, trong đócó cả đực và cái, thuận lợi cho việc đánh giá. Một bò đực giống ở trạm thụtinh nhân tạo có thể cho 25 ngàn con bê trong 1 năm. Ngày nay phươngpháp kiểm tra qua đời con được bổ sung bằng những phân tích hoá sinh, tếbào trên con đực giống. Trong chăn nuôi gia cầm, người ta còn áp dụng phương pháp kiểm tra quađời sau đối với con mái.3. Ưu, nhược điểm Chọn lọc ...

Tài liệu được xem nhiều: