Danh mục

Ứng dụng khung lý thuyết Didactic toán trong phân tích bài học ví dụ và triển vọng tại Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 773.76 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong báo cáo này, bài viết sẽ đưa ra ví dụ minh họa về ứng dụng của Didactic Toán và Tâm lý học trong nghiên cứu và phân tích bài học, đặc biệt về sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ở đây là máy tính bỏ túi. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến triển vọng phát triển của Didactic tại Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng khung lý thuyết Didactic toán trong phân tích bài học ví dụ và triển vọng tại Việt Nam 82 ỨNG DỤNG KHUNG LÝ THUYẾT DIDACTIC TOÁN TRONG PHÂN TÍCH BÀI HỌC VÍ DỤ VÀ TRIỂN VỌNG TẠI VIỆT NAM PGS. TS. Nguyễn Chí Thành1 Tóm tắt: Didactic là một trường phái nghiên cứu Lí luận dạy học của Pháp. Didactic bộ môn, ví dụ Didactic môn Toán học hay Didactic môn Vật lý, là khoa học nghiên cứu lĩnh vực tương ứng những hiện tượng dạy học, những điều kiện phổ biến tri thức đặc thù của một thể chế và điều kiện tiếp thu kiến thức của người học. Hiện nay một số kết quả về nghiên cứu Didactic, chủ yếu là Didactic Toán học bắt đầu được đề cập trong các nghiên cứu khoa học giáo dục ở Việt Nam. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ minh họa về ứng dụng của Didactic Toán và Tâm lý học trong nghiên cứu và phân tích bài học, đặc biệt về sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông, ở đây là máy tính bỏ túi. Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến triển vọng phát triển của Didactic tại Việt Nam. Từ khóa: Didactic Toán; Lý thuyết Nhân học; CNTT; Phân tích; Bài học; Công cụ hóa; Máy tính AlproI. Dẫn nhập Từ những năm 90 của thế kỉ XX, nghiên cứu Didactic đã du nhập vào ViệtNam thông qua các bài giảng của một số nhà nghiên cứu người Pháp như BessotA., Comiti C., về một số yếu tố của lí thuyết tình huống của Brouseau G., tại mộtsố trường đại học Sư phạm (ĐHSP) của Việt Nam như ĐHSP Hà Nội I, ĐHSPVinh, ĐHSP Huế và ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. Theo từ điển EncyclopaediaUniversalis, “Didactic bộ môn là khoa học nghiên cứu các quy trình truyền thụ và1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục; Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: thanhnc@vnu.edu.vn.ỨNG DỤNG KHUNG LÝ THUYẾT DIDACTIC TOÁN TRONG PHÂN TÍCH BÀI HỌC VÍ DỤ... 83lĩnh hội những tri thức của bộ môn đặc biệt là trong tình huống dạy học phổ thông.Didactic một bộ môn chuyên ngành, ví dụ Toán, Vật lý, có nhiệm vụ mô tả và giảithích các hiện tượng liên quan đến quan hệ giữa dạy và học môn chuyên ngành đó”.Vậy Didactic bộ môn và Phương pháp dạy học bộ môn (PPDH) cùng quan tâm đếnquá trình dạy học bộ môn đó. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng: Nếu như PPDHToán ở Việt Nam đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu quá trình tương tác trong hoạtđộng giữa giáo viên và học sinh thì trái lại, Didactic Toán theo trường phái Phápkhẳng định tính đặc thù của quá trình này là ở tri thức, sau đó là là ở người dạyvà người học, từ đó tập trung vào việc nghiên cứu các điều kiện đặc thù cho phéptruyền thụ tri thức đó. Nghiên cứu Didactic có những điểm khác biệt đặc trưng sovới PPDH bộ môn và điều này được thể hiện rõ nét qua hai điểm quan trọng sauđây trong nghiên cứu Didactic (theo Bessot A., 2003). - Tầm quan trọng của phân tích tri thức luận2 “theo nghĩa nó nghiên cứu nhữngđiều kiện sản sinh ra các tri thức khoa học, giúp hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa việcxây dựng tri thức trong cộng đồng các nhà khoa học với việc dạy học tri thức này”. - Tầm quan trọng của thực nghiệm trong những điều kiện “thực” của hệ thốngdạy học hay đào tạo. Nếu như PPDH ở Việt Nam đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu quá trình tươngtác trong hoạt động giữa giáo viên và học sinh (HS) thì trái lại, nghiên cứu Didactictập trung vào phân tích tri thức liên quan, từ đó tập trung vào việc nghiên cứu cácđiều kiện đặc thù cho phép truyền thụ tri thức đó. Một số giả thuyết cơ bản trong Didactic được dựa theo các kết quả nghiên cứutrong Tâm lý học theo quan điểm của nhà tâm lý học Piaget J., (theo Bessot A., 2003). Giả thuyết 1: Sự phát triển của con người là quá trình thích ứng tích cực vớinhững yêu cầu thường xuyên đổi mới của môi trường (MT) thông qua hai cơ chếđồng hóa (không tạo ra cấu trúc mới) và điều ứng (tạo ra cấu trúc mới); Giả thuyết 2: Học tập được coi là quá trình tạo ra các năng lực thích ứng tíchcực của cá nhân với môi trường; Giả thuyết 3: Chủ thể học bằng cách thích nghi (đồng hóa và điều ứng) vớimôi trường, nơi tạo ra những mâu thuẫn, khó khăn và mất cân bằng ở chủ thể. Như vậy đối với các nghiên cứu dạy học trong Didactic bộ môn, MT dạy họccó một vị trí quan trọng trong một hệ thống dạy học tối thiểu gồm giáo viên, họcsinh và tri thức. Các thành tố này được mô tả trong Hình 1 dưới đây (Bessot 2003).2 Tiếng Pháp là “Epistémologie”. Một số nhà nghiên cứu còn dịch là “Khoa học luận”. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 84 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALLTheo sơ đồ này, ngoài ba yếu tố cơ bản cấu thành nên một hệ thống dạy học tốithiểu, yếu tố MT, tạo thành từ các hoạt động do giáo viên tổ chức và từ các kiếnthức của mình, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh có được các thôngtin phản hồi trong quá trình thao t ...

Tài liệu được xem nhiều: